Mỹ đang bí mật nâng cấp vũ khí hạt nhân ở châu Âu?
Dự án xe tăng Leopard 2A8IT của Italia thất bại / Nga hé lộ về chương trình phát triển tàu ngầm tấn công thế hệ 5
Theo đài Sputnik (Nga), ông Alistair Burnett, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN), cho rằng Mỹ đang nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của nước này ở châu Âu bằng cách thay thế các đầu đạn cũ bằng các đầu đạn liên quan thế hệ mới.
“Có thể thấy nhận điều đó bằng cách theo dõi trực tiếp các máy bay của Không quân Mỹ được thiết kế cho loại hình vận tải này. Chính quyền Tổng thống Joe Biden không công khai về điều đó, nhưng việc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân này đang được tiến hành”, ông Burnett nói.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Điều phối viên chính sách và nghiên cứu của ICAN, bà Alicia Sanders-Zakre, trước đó kêu gọi rút kho vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu càng sớm càng tốt.
“Chia sẻ vũ khí hạt nhân hoặc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước ngoài là một bước đi nguy hiểm và leo thang, cần bị lên án trên toàn thế giới và phải chấm dứt ngay lập tức”, bà Sanders-Zakre nhấn mạnh.
Theo trang web chính thức của NATO, nguyên tắc chia sẻ hạt nhân là một thỏa thuận của liên minh, quy định lợi ích, trách nhiệm và rủi ro của việc răn đe hạt nhân được chia sẻ trên toàn bộ liên minh.
Theo ước tính của ICAN, hiện tại Mỹ có khoảng 150 quả bom hạt nhân B61 được bố trí tại các căn cứ không quân của nước này ở Đức, Italy, Hà Lan, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Được thiết kế lần đầu vào năm 1963, B61 là bom nhiệt hạch thả từ trên không chủ lực trong kho vũ khí của Mỹ. Loại bom này được sản xuất từ năm 1968. Ngoài các máy bay ném bom B1B-Lancer, B-2 Spirit và B-52 Stratofortress, bom B61 còn có thể được tích hợp trên máy bay tấn công chiến thuật F-15 và F-16. F-35 cũng đang thử nghiệm khả năng mang và triển khai bom, mặc dù chưa được đánh giá chính thức về khả năng này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo