Nga có thể vũ trang cho Triều Tiên nếu Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine
Hàng loạt pháo tự hành RCH 155 tối tân chuẩn bị tham chiến / 'Cuộc chiến tương tàn' trong gia đình xe tăng Leopard
Tổng thống Nga Putin mới đây cảnh báo Mỹ và phương Tây rằng Nga sẵn lòng vũ trang cho Triều Tiên nếu Mỹ và đồng minh tiếp tục cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine, tạo điều kiện cho Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga.
Nga và Triều Tiên vừa hồi sinh lại một thỏa thuận tương trợ quốc phòng. Theo thỏa thuận này, mỗi nước sẽ có trách nhiệm viện trợ quân sự cho nước còn lại “bằng mọi phương tiện có trong tay” nếu nước đó bị tấn công.
Những động thái này được xem là nhằm đáp trả việc Mỹ và đồng minh gần đây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga. Nhà Trắng đưa ra quyết định này vào cuối tháng 5/2024. Tuy nhiên, Mỹ đưa ra giới hạn là Ukraine chỉ được phép tấn công mục tiêu quân sự gần biên giới.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander - một loại vũ khí lợi hại của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hôm 20/6, ông Putin cũng ám chỉ rằng một khi vũ khí Nga vào tay Triều Tiên thì chúng có thể từ đây tới những nơi khác trên khắp thế giới, bao gồm cả những nước và tổ chức thù địch với Mỹ.
Tổng thống Putin không nêu rõ sẽ cung cấp vũ khí nào cho Triều Tiên. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bấy lâu nay mong muốn thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật trong kho đầu đạn hạt nhân, tên lửa, tàu ngầm và vệ tinh của nước Đông Á này. Đây cũng là những lĩnh vực mà Nga có lợi thế về công nghệ.
Trong thời gian dài, Nga tuân thủ nghị quyết của Liên Hợp Quốc về hạn chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên trong bối cảnh Triều Tiên đã thực hiện 6 vụ thử hạt nhân và phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Tuy nhiên, Nga hiện nay đã có những điều chỉnh trong chính sách đối với Triều Tiên. Cụ thể, ông Putin cổ xúy chấm dứt lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên.
Với những cảnh báo này từ ông Putin, Mỹ có thể sẽ phải cân nhắc cái giá phải trả nếu tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine.
Tổng thống Nga Putin cũng nói rằng Hàn Quốc không nên cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine vì đó là “sai lầm rất lớn” và nếu điều đó xảy ra, Nga sẽ thực hiện các giải pháp phù hợp.
Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều nằm gần Triều Tiên. Có nhiều binh sĩ Mỹ đóng trong các căn cứ trên đất Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ông Putin so sánh các lệnh trừng phạt, bao vây nhằm vào Triều Tiên cũng giống việc thành phố Leningrad (Liên Xô) bị Đức Quốc xã bao vây trong Thế chiến II.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên nên được đánh giá lại khi mà vì các lệnh trừng phạt này, nhiều gia đình Triều Tiên gặp khó khăn, không kiếm được đủ tiền để nuôi con.
Trước chuyến thăm Triều Tiên, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra những yêu sách mới để chấm dứt xung đột Ukraine. Ông nói, Nga sẽ đồng ý ngừng bắn và tham gia đàm phán nếu Ukraine rút quân khỏi 4 tỉnh mà Nga mới sáp nhập, đồng thời từ bỏ ý định gia nhập khối quân sự NATO.
Ukraine và đồng minh phương Tây đã lập tức bác bỏ đề xuất này của ông Putin. Kể từ đó, nhà lãnh đạo Nga và đội ngũ trợ lý của mình đã hối thúc phương Tây hãy nghiêm túc xem xét đề nghị của ông. Họ cũng cố gắng gia tăng áp lực, cảnh báo phương Tây rằng điều kiện đàm phán có thể trở nên khắc nghiệt hơn nữa.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cảnh báo rằng trước tình hình mới, Nga đang xem xét thay đổi học thuyết hạt nhân của mình.
Mỹ tìm ra cách đẩy nhanh cung cấp vũ khí hiện đại cho UkraineChính quyền Tổng thống Mỹ Biden sẽ tăng cường cung cấp tên lửa phòng không hiện đại cho Ukraine bằng cách trì hoãn việc xuất loại vũ khí này sang các nước khác. Phát ngôn viên Nhà Trắng Kirby hôm 20/6 mô tả đây là “việc khó khăn nhưng cần thiết” trong bối cảnh Nga có nhiều bước tiến trên chiến trường.
Nga và Ukraine đã bước sang năm thứ 3 của xung đột vũ trang. Hiện chưa bên nào giành được chiến thắng quyết định và xung đột đang mang tính tiêu hao, với mỗi bên bắn đi hàng ngàn quả đạn pháo, tên lửa, rocket mỗi ngày.
Hệ thống Patriot có thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng với Ukraine khi nước này muốn cải thiện năng lực phòng không, để bảo vệ hệ thống điện lực và cơ sở hạ tầng khác trước các cuộc tập kích của Nga. Patriot là vũ khí phòng không tiên tiến nhất của phương Tây cung cấp cho Ukraine tính đến lúc này. Hệ thống được cho là có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo và máy bay ở cự ly từ 64 - 112km.
Khoảng 6 nước Trung Đông và châu Âu đang mua tên lửa Patriot từ Mỹ, theo Tom Karako - Giám đốc Dự án phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington.
Mệt mỏi vì Mỹ trước đó chần chừ trong viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine, Tổng thống Zelensky trong cuộc gặp ở Paris vào tháng 6 này đã đề nghị Tổng thống Mỹ Biden gửi cho Ukraine 7 tổ hợp Patriot. Lúc ấy, giới chức Mỹ cho rằng đề nghị này là vượt quá khả năng của họ trong ngắn hạn.
Sau đó các quan chức Mỹ bắt đầu tìm cách đẩy nhanh viện trợ tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?