Quốc tế

Mỹ đặt dấu chấm hết cho chương trình chiến hạm LCS

Dù Lockheed Martin bắt được bệnh và tuyên bố khắc phục được lỗi trên những chiến hạm LCS đóng mới nhưng Hải quân Mỹ quyết định ngừng toàn bộ chương trình này.

Uy lực kinh hoàng của chiến cơ giúp quân đội Mỹ chinh phục mọi chiến trường / Một chính sách hạt nhân mập mờ cần chính quyền mới của Mỹ giải quyết

Theo Defense News, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông qua ý kiến của Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ về việc hủy bỏ chương trình phát triển và chế tạo tàu chiến ven bờ (LCS).

Nguyên nhân của quyết định này là trong quá trình sử dụng, Hải quân Mỹ đã phát hiện hàng loạt vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng trên dòng tàu chiến do hãng chế tạo Lockheed Martin phát triển.

My dat dau cham het cho chuong trinh chien ham LCS
Tàu chiến ven bờ LCS của Mỹ.

Vấn đề nghiêm trọng nhất được phát hiện trên chiến hạm lớp LCS chính là sự kết hợp không đồng nhất giữa động cơ turbin khí Rolls-Royce MT30 và động cơ đốt trong diesel Colt-Pielstick. Theo thiết kế, sự kết hợp giữa hai dòng động cơ này giúp chiến hạm LCS có thể đạt tốc độ tới 60km/h.

Nhưng những sai sót trong trong hệ thống truyền động khiến gia tốc từ động cơ truyền tới chân vịt không ổn định và gây nguy cơ cháy nổ trên tàu. Ít nhất 2 chiến hạm LCS đã bị hỏng vì lỗi kỹ thuật nghiêm trọng này. Nhà thầu Lockheed Martin khẳng định đã có biện pháp khắc phục bằng hệ thống ổ trục kết hợp truyền động mới.

Công nghệ này có thể áp dụng trên các tàu LCS đóng mới như LCS-21 Minneapolis-Saint Paul và LCS-23 Cooperstown, nhưng không nhận được sự phản hồi tích cực từ Hải quân Mỹ và quyết định ngừng toàn bộ chương trình đã được Bộ quốc phòng Mỹ đưa ra.

Điều đặc biệt là những lỗi này không phải mới bị phát hiện mà nó thường xảy ra ngay khi mới đưa vào vận hành những chiếc LCS đầu tiên. Trong bản báo cáo mới đây của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) đã gây bất ngờ khi viết:

"Những tàu chiến LCS này thiếu khả năng tác chiến điện tử, tốc độ và hành trình tại khu vực tác chiến Thái Bình Dương, nhưng vẫn thích hợp với khu vực vịnh Péc Xích".

 

Trước khi GAO công bố bản báo cáo, nhà sản xuất Mỹ cũng từng công bố dang có kế hoạch xuất khẩu dòng tàu chiến này cho một số khách hàng Đông Nam Á và Trung Đông.

Thương vụ bán hàng quốc tế đầu tiên cho lớp tàu LCS Freedom của Lockheed Martin có thể diễn ra trong vòng dưới một năm, quản lý chương trình LCS của công ty này cho biết.

"Có hai khách hàng tiềm năng đã phân bổ ngân sách để mua các tàu chiến của chúng tôi", ông Joe North, Chủ tịch hệ thống tàu tuần duyên của Lockheed nói với tạp chí National Defense.

Ông này nói thêm rằng các khách hàng sẽ phải tham gia một quá trình đàm phán kéo dài nếu muốn đạt được thỏa thuận mua tàu LCS, nhưng từ chối tiết lộ danh tính của các khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, khi các cuộc đàm phán chính thức của khách hàng với Lockheed Martin còn chưa được thực hiện thì Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định ngừng toàn bộ với chương trình LCS.

 

Điều này gần như đồng nghĩa với việc Lockheed Martin sẽ mất đi cơ hội xuất khẩu chiến hạm LCS bởi không một quốc gia nào muốn mua dòng chiến hạm bị chính nơi sản xuất ra chũng chối bỏ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm