Mỹ đẩy F-35 Israel vào chỗ chết, đấu Su-35 Nga: Bị "sút vào mông", Venezuela là điểm nổ?
Đâu dễ qua mặt phòng không Nga ở Syria, máy bay Mỹ lộ nguyên chân tướng vì "lỗi ngớ ngẩn" / Nga sẽ không để yên nếu Ba Lan tiếp nhận vũ khí hạt nhân Mỹ?
Đây là nội dung cốt lõi trong bài viết mang tựa đề "США обрекли Израиль на погибель, вынудив летать на F-35 против русских Су-35 - Tạm dịch: Mỹ đẩy Israel vào "chỗ chết", bắt dùng tiêm kích tàng hình F-35 để chống lại Su-35 Nga?". Chúng ta hãy cùng xem chuyên gia quân sự Nga này đặt vấn đề như thế nào nhé.
Những động thái của Mỹ, Venezuela là "điểm nổ" nguy hiểm?
Chúng ta hãy bắt đầu đi cùng nhau từ những tin tức mà thực tế dường như chẳng hề có chút gì liên quan đến nhau:
- Thảm hoạ PR mới nhất của Mỹ tại Venezuela cho thấy rằng Mỹ đang ở trong tình trạng thực sự đau đớn. Đó chắc chắn không phải là một trong số "những chiến dịch đặc biệt" của Mỹ từng hứng chịu thất bại một cách ồn ào như thế.
Nhưng thậm chí theo các chuẩn mực của Mỹ, sự cố mới nhất tại Venezuela làm đau đớn một cách nhục nhã. Thêm nhục nhã hơn là những thông tin cho biết các lính đặc nhiệm Nga đã giúp người Venezuela bắt những người Mỹ (lính đánh thuê... vô danh) làm tù binh.
- Sau đó thêm một thông tin về việc tiêm kích F-35 "thần thánh" thế hệ thứ 5 được ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ mang nặng đẻ đau, thậm chí không thể bay một cách ổn định ở vận tốc siêu thanh.
Thông thường, định nghĩa "thế hệ thứ 5" được hiểu không chỉ là khả năng bay nhanh hơn vận tốc âm thanh, mà còn được hiểu là khả năng thực hiện điều đó trong một thời gian dài, thậm chí không cần sử dụng các buồng đốt sau.
- Trong những "trò chơi" chiến tranh giả định không ít lần giữa một bên là Mỹ và ở bên khác là Trung Quốc hoặc Nga, Tập đoàn RAND phân tích quốc phòng uy tín trên thế giới đã nhận ra rằng Mỹ không ít lần bị 'sút vào mông".
Tất cả những tin tức, mà bề ngoài không liên quan với nhau lại có một điểm chung - chúng cho thấy các lực lượng vũ trang của Mỹ yếu ớt và không hiệu quả đến mức nào trong hai thập niên gần đây.
Tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ đối đầu Su-35 Nga, ai sẽ thắng?
Những thảm họa ngày một dày đặc
Và để nói một cách ngắn gọn, xin lựa chọn chỉ 3 ví dụ điển hình, sự thật nằm ở chỗ trên toàn bộ mạng internet có tới hàng trăm câu chuyện tương tự, và tất cả đều chỉ ra một điều và một thực tế: Phần lớn các lực lượng vũ trang Mỹ đang ở trong tình trạng hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Hãy cùng xem xét lần lượt các loại binh chủng và quân chủng vũ trang Mỹ:
- Toàn bộ hạm đội mặt nước của Hải quân Mỹ hiện nay đang ở trong mối đe doạ khi cơ cấu của nó được đặt trọng tâm vào các tàu sân bay. Hải quân Mỹ cũng không hề có các tên lửa hành trình hiện đại.
Nhiều lớp tàu chiến mặt nước hiện giờ hoặc đã lỗi thời (các khinh hạm), hoặc có những khiếm khuyết nghiêm trọng trong thiết kế (các tàu chiến ven bờ).
- Không quân Mỹ chủ yếu sử dụng các máy bay thời kỳ chiến tranh lạnh, thường xuyên được nâng cấp, nhưng nói chung là đội tàu bay đã cũ, đặc biệt so với các máy bay thế hệ thứ 4 và 5 của Nga và Trung Quốc.
Thảm hoạ của chương trình F-35 cho thấy rằng lần đầu tiên trong lịch sử của mình, các máy bay Mỹ sẽ thua kém về mặt chất lượng so với những máy bay của các đối thủ.
Thậm chí, các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) và những loại máy bay trinh sát khác, từ giờ sẽ bị các tên lửa phòng không tầm xa của Nga và Trung Quốc đe doạ, cả từ dưới mặt đất hay từ trên không.
- Liên quan tới Lục quân và Thuỷ quân lục chiến, thì những sự cố chẳng mấy kết quả tại Iraq, Afghanistan,… chứng tỏ rằng lục quân Mỹ dù có khả năng bảo vệ chính mình, nhưng cũng chẳng mấy tốt cho lắm.
- Ngoài ra, còn có lực lượng vũ trụ vừa mới được thành lập, mà chỉ tồn tại trên giấy, và lực lượng hải cảnh Mỹ, được cho là không thể tham gia chiến tranh.
- Cuối cùng, có Bộ tư lệnh các chiến dịch đặc biệt Mỹ, mà không phải là một binh chủng hoặc quân chủng vũ trang, đó chỉ là lực lượng "chức năng" và "liên kết chiến đấu" chuyên biệt.
Nhưng lực lượng này thường được coi là một loại binh chủng vũ trang riêng, lúc nào trông cũng tuyệt vời trong các đoạn video tuyên truyền, nhưng thật ra lực lượng được coi là "tốt nhất thế giới" này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu.
Chương trình tiêm kích F-35 đốt tiền?
Mỹ đẩy F-35 Israel vào chỗ chết, đấu Su-35 Nga?
Những người Israel "nghèo khó" hiện giờ phải bay trên F-35 như chiếc tiêm kích lá cờ đầu của mình. Trong đa số các trường hợp, có thể chắc chắn rằng người Israel sẽ tìm cách tự cải tiến, nâng cấp các tiêm kích tàng hình F-35 của mình để loại bỏ những khiếm khuyết của chúng.
Nhưng trong trường hợp liên quan tới F-35, điều này thậm chí không thể thực hiện được về mặt lý thuyết, vì các yếu điểm lớn về kết cấu, tới 276 lỗi "nghiêm trọng" được nêu trong báo cáo chính thức của chính phủ Mỹ về thực tế đáng báo động của chương trình F-35.
Sớm hay muộn, các F-35 của Israel sẽ chạm mặt với biến thế xuất khẩu của tiêm kích Su-35 do Nga chế tạo, hay với những máy bay tiêm kích MiG-29M/MiG-35 có giá thành thấp hơn nhưng công suất lớn, hoặc thậm chí với cả Su-57 của Nga.
Và khi đó, F-35 sẽ bị bất lượi khi phải đối mặt với các đối thủ sừng sỏ một cách vô vọng. Hiện nay Su-35 mới chỉ được xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng các khách hàng tiềm năng có thể là Ai Cập, Algeria và Thổ Nhĩ Kỳ rồi sẽ sớm nhận được chúng.
Còn liên quan tới MiG-29M hay MiG-35, thì một số quốc gia như Ai Cập và Syria thể hiện sự quan tâm đến nó.
Nói về Syria. Chúng ta đã thấy một số lần khi các Su-35 của Nga đã chặn đầu và ép những máy bay của Israel phải quay đầu. Và không một trường hợp nào xảy ra theo chiều hướng ngược lại.
Có thể phỏng đoán rằng người Israel sẽ còn chạm mặt với những thứ gì "khủng khiếp" hơn nữa trên bầu trời Trung Đông? Có thể, biến thể xuất khẩu MiG-31 hoặc thậm chí cả MiG-31BM của Nga (với các tên lửa không đối không R-37 có tầm bắn tới 400km).
Thực ra, tầm bắn, vận tốc, radar và vũ khí của chiếc máy bay này có thể giúp Nga duy trì tuần tra chiến đấu trên không tại Syria.
Tại sao lại đề cập tới các máy bay này, bởi vì trong quá khứ, cả Mỹ lẫn Israel luôn dựa vào sự kết hợp của các yếu tố sau: Tấn công bất ngờ; Tiêu diệt các máy bay của địch khi chúng vẫn còn trên mặt đất; Bảo đảm sự bá chủ trên không để bảo vệ những máy bay trực thăng và khí tài thiết giáp đang tiến công.
Thực sự, người Israel vẫn sở hữu số lượng lớn các biến thể F-15 hay F-16 với 14 phi đội cùng hơn 300 chiếc máy bay. Nhưng như các đồng nghiệp Mỹ của mình, những máy bay này đang dần lỗi thời.
So với lực lượng không quân đang ngày cảng già cỗi của Israel, thì hiện tất cả những quốc gia láng giềng Israel đã và đang mua sắm các hệ thống phòng không ngày càng tối t hơn, cũng như cả những hệ thống chiến tranh điện tử và điều khiển chiến đấu. Nói cách khác, thời kỳ rất tồi tệ đã tới để Israel dựa vào F-35 trong tương lai gần.
Hiện nay, người Israel thường xuyên ném bom Syria, nhưng kết quả đạt được là không đáng kể, ngoài những tuyên bố mang tính thổi phồng về ưu thế của người Do Thái trước người Ả Rập.
Và như đã từng mong đợi, điều này sẽ gây ấn tượng lớn đối với những ai theo dõi truyền thông Do Thái tại Israel và ở phương Tây. Nhưng không hề gây ấn tượng đối với người Syria, Iran và "Hezbollah"…
Giống như việc ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ bỏ tất cả trứng vào một giỏ F-35, người Israel bỏ tất cả những quả trứng an ninh quốc gia của mình vào một sự sẵn sàng vĩnh cửu và khả năng xuất hiện của "Chú SAM" ứng cứu họ bằng tiền, vũ khí hoặc thậm chí bằng binh lính của mình.
Sự sẵn sàng thì lúc nào cũng có. Tuy nhiên các khả năng thì ra đi rất nhanh!
Ngoài ra, còn thêm hai quốc gia đang bước vào giai đoạn bất ổn định nghiêm trọng, điều cũng gây ra ảnh hưởng tới an ninh của Israel - đó là Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út.
Trong câu chuyện liên quan tới Thổ Nhĩ Kỳ, mối quan hệ giữa quốc gia này và Mỹ hiện nay đang thấp tới mức chưa từng có.
Cộng với việc có một xác suất rất thực tế rằng, với các biện pháp trừng phạt và những lời đe doạ từ phía Mỹ, người Thổ có thể quyết định từ chối F-35 và chuyển sang chiếc máy bay Nga - nhiều khả năng, sang biến thể xuất khẩu của Su-35.
Mặc dù đó có thể là tin xấu đối với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, nhưng sẽ là tin hoàn toàn khủng khiếp đối với những người Israel vốn nói chung có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Ankara.
Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một thành viên "cứng" của NATO. Nhưng Israel càng suy yếu bao nhiêu, thì càng có nhiều cơ hội cho một cuộc đụng độ chính trị xảy ra giữa một bên là Mỹ và NATO với bên còn lại là Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên quan tới những người Ả Rập, thì họ tích cực ve vãn Moscow bởi vì hiểu được rằng Nga, nói chung, đã thay thế Mỹ trong vai trò cường quốc số 1 khu vực.
Sự bất lực hoàn toàn của Mỹ trong việc giúp đỡ người Saudi tại Yemen và sự bất lực của các hệ thống phòng không Mỹ trong việc bảo vệ mỏ dầu của Ả Rập Xê Út trước những cuộc tấn công bằng tên lửa, đã thuyết phục người Saudi rằng từ giờ họ cần phải nói chuyện trực tiếp và rất thường xuyên với người Nga.
Sự thật về việc Mỹ vẫn đang nắm quyền lực thực tế tại Trung Đông được chứng minh bằng báo cáo "Cán cân quân sự" mới nhất do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế công bố.
Tuy vậy, trong khu vực này vẫn còn nhiều thiết bị và nhân lực của Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM). Nhưng nếu nhìn kỹ thì chúng ta sẽ tự đặt một câu hỏi: Những lực lượng này đang làm gì? Liệu thực sự họ sẽ đạt được điều gì?
Đa số những việc họ đang làm đó là cố gắng gây ấn tượng đối với người dân địa phương, kiếm tiền (nhờ các loại hợp đồng quân sự) và bảo vệ chính mình. Và đúng thế, "dấu giày" của Mỹ tại Trung Đông vẫn phân tán ở khắp mọi nơi, nhưng điều này đang biến các lực lượng của Mỹ trở nên dễ bị tổn thương trước những cuộc tấn công.
Lấy ví dụ, những người Iran cho thấy rõ một điều rằng, họ coi tất cả các cơ sở và lực lượng của Mỹ như "những mục tiêu".
Sau các cuộc tấn công bằng tên lửa chính xác cao của Iran, mà được thực hiện ngay sau khi tướng Soleimani bị ám sát, chứng tỏ rằng Tehran có khả năng gây ra tổn thất to lớn cho mọi lực lượng trong khu vực nếu dám thách thức nước Cộng hòa Hồi giáo.
Tất nhiên, mỗi lần khi ai đó viết rằng Mỹ hay Israel không phải là bất khả chiến bại, luôn có một người nói theo kiểu: "Đúng, có thể lắm, nhưng họ có vũ khí hạt nhân, và họ sẽ sử dụng nó nếu bị đe doạ". Câu trả lời cho điều này là khác nhau đối với Mỹ và đối với Israel.
Trong trường hợp với Mỹ, nếu việc sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên đều dẫn tới sự tự sát về mặt chính trị của Mỹ, nhưng không đối thủ nào tại Trung Đông có thể thực hiện cuộc tấn công đáp trả nhằm vào Mỹ.
Các nước có thể đang sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Tuy nhiên, trong trường hợp với Israel mọi thứ lại phức tạp hơn nhiều.
Thứ nhất, chúng ta phải nhớ rằng vì những lý do địa lý hiển nhiên, người Israel không thể sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào các lực lượng tấn công, nhất là nhằm vào những lực lượng triển khai sát biên giới của Israel.
Tuy nhiên, nếu mối nguy hiểm nghiêm trọng đe doạ họ, người Israel có thể tuyên bố về một vụ "Holocaust" (Cuộc diệt chủng người Do Thái) sắp sửa xảy ra và "việc bảo vệ dòng máu Do Thái" không cho họ có sự lựa chọn khác ngoài khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, chẳng hạn nhằm vào các cơ sở của Iran hoặc Syria.
Tổn thất do các cuộc tấn công hạt nhân của Israel gây ra càng nặng nề bao nhiêu, sự cương quyết của người Ả Rập và/hoặc người Iran càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Đó chính là vấn đề của sự kiềm toả: Khi nó đã thất bại, thì thất bại hoàn toàn, và thông thường, không có "kế hoạch B".
Điều đó có nghĩa rằng một cuộc tấn công nghiêm trọng nhằm vào Israel là không thể tránh khỏi?
Không, hoàn toàn không. Một mặt, cả Mỹ, cả Israel vẫn đủ khả năng gây ra tổn thất to lớn cho bất cứ quốc gia hoặc liên minh các quốc gia nào dám đe doạ mình (và để đạt được mục đích này họ không cần phải dùng tới vũ khí hạt nhân).
Việc cả Mỹ lẫn Israel không thể đạt được thứ gì đó giống với "một chiến thắng" cũng không đồng nghĩa với việc tấn công Mỹ hoặc Israel là dễ dàng và an toàn. Cả hai nước có đủ sức mạnh quân sự thông thường để khiến bất cứ "kẻ thủ ác" nào phải trả giá đắt.
Thứ hai, chính vì Mỹ và Israel có đủ sức mạnh quân sự, các đối thủ của họ sẽ lựa chọn việc làm suy yếu một cách dần dần và chậm rãi.
Lấy ví dụ, Mỹ không hề có ý định tấn công Iran sau cuộc tấn công đáp trả bằng tên lửa của Iran, cũng như người Iran đã "chuẩn bị" câu trả lời của mình một cách cẩn thận để không ép Mỹ phải ra đòn tấn công đáp trả. Thực tế cho thấy rằng, hiện nay không một quốc gia nào muốn một cuộc chiến tranh công khai.
Điều tương tự cũng có thể nói về Syria và "Hezbollah" vốn cũng đang nhìn "trước ngó sau", họ luôn rất cẩn trọng để không làm điều gì khiến người Israel (hoặc Mỹ) chuyển hướng các cuộc tấn công mang tính biểu tượng theo kiểu mũi tiêm chính xác như hiện nay sang những cuộc không kích và pháo kích bằng tên lửa.
Ngay bây giờ, Mỹ vẫn còn có thể "in đủ tiền" để giữ cho Israel sống sót. Nhưng chúng ta đã biết rằng dùng những đồng tiền như vậy để giải quyết vấn đề không phải là chiến lược bền vững.
Đặc biệt, khi những khả năng quân sự thực tế của cả Mỹ lẫn của Israel đang nhanh chóng suy giảm. Sớm hay muộn, cơ hội để "Nhà nước Do Thái Israel" sống sót sẽ không có nhiều hơn của "Nhà nước độc lập Kosovo" hoặc "Ukraine độc lập".
End of content
Không có tin nào tiếp theo