Quốc tế

Mỹ đối mặt vấn đề khó giải quyết khi sao chép động cơ tên lửa vũ trụ Nga

Động cơ tên lửa vũ trụ Nga tiếp tục làm khó các kỹ sư người Mỹ, khi họ đang rất nỗ lực nhưng vẫn chưa thể đưa ra sự thay thế hoàn hảo, báo chí Trung Quốc cho biết.

Nga có 4 hệ thống tác chiến điện tử có khả năng vô hiệu hoá UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ? / Cận cảnh 2 máy bay Tu-22M3 của Nga dội bom vào quân khủng bố ở Syria

Động cơ tên lửa vũ trụ Nga là một kỳ quan công nghệ thực sự và mọi nỗ lực của Mỹ nhằm sao chép chúng đều dẫn đến thất bại hoàn toàn, kết luận như vậy đã được trình bày bởi các chuyên gia Trung Quốc.

Theo trang NetEase, sau khi diễn ra sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, quan hệ giữa Moskva và các quốc gia phương Tây xấu đi rõ rệt, và từ đó nhiều lệnh trừng phạt đã được áp đặt lên Liên bang Nga.

Trong bối cảnh này, Mỹ đã đình chỉ gần như toàn bộ hợp tác với Nga và thậm chí có kế hoạch từ bỏ việc mua động cơ tên lửa của Nga. Theo tờ NetEase, vào năm 2014, Washington thực sự đã cấm nhập khẩu mặt hàng này, nhưng lại phải thay đổi quyết định khá nhanh chóng.

Các chuyên gia của tờ báo Trung Quốc cho biết: “Không ai trong ba gã khổng lồ công nghệ lớn nhất của nước Mỹ có đủ khả năng sao chép công nghệ tên lửa vũ trụ của Nga”.

Cần nhắc lại, Mỹ đã mua động cơ tên lửa đẩy của Nga trong nhiều năm, những đặc điểm của sản phẩm do Nga chế tạo khiến Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cảm thấy hài lòng hơn cả.

Tuy nhiên do mâu thuẫn chính trị giữa hai nước, các chính trị gia tại Washington cảm thấy rằng một quốc gia có nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến như Mỹ không thể tiếp tục nhập khẩu động cơ từ Liên bang Nga.

Với suy nghĩ như vậy, Washington đã ủy quyền phát triển một loại động cơ tên lửa vũ trụ tương tự của Nga cho các đại gia công nghiệp của họ, bao gồm 3 tập đoàn Pratt & Whitney, GM và Lockheed Martin.

Theo phân tích từ tờ báo Trung Quốc, các nhà phát triển Mỹ đã đi một con đường đơn giản đó là cố gắng sao chép công nghệ của Nga, họ cho rằng với khả năng của mình thì điều này là tương đối dễ dàng.

Tuy nhiên thực tế công việc hóa ra phức tạp đến mức các kỹ sư Mỹ đều gặp phải thất bại. Quá trình phát triển của họ dần đi vào bế tắc, kết quả là Washington phải tiếp tục nhập khẩu động cơ tên lửa từ Nga.

“Giới chính trị gia tin rằng trong nhiều năm sử dụng động cơ Nga, các kỹ sư Mỹ đã nhận được tất cả thông tin cần thiết về chúng và có thể tổ chức sản xuất bản sao tại một nhà máy ở Alabama”, tờ NetEase nhận định.

Nhưng thực tế sản phẩm sao chép chỉ giống ở bề ngoài, nước Mỹ không thể tạo ra một thiết bị tương tự, khi các đặc tính cơ bản của nó bị nhận xét thua xa so với bản gốc.

Lý do cho sự thất bại này là gì? Tại Trung Quốc, họ tin rằng yếu tố phức tạp về nguyên lý nhưng lại khá đơn giản trong cấu tạo, tuy nhiên không dễ để nắm được bí quyết đã trở thành một vấn đề nan giải đối với người Mỹ.

Động cơ tên lửa vũ trụ của Nga là một kỳ quan công nghệ toàn cầu thực sự. Ngay cả những kỹ sư đã phát triển động cơ cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm cũng không thể hiểu hết mọi giải pháp kỹ thuật của các nhà thiết kế đến từ Liên bang Nga.

Kết quả là người Mỹ đã phải từ bỏ ý định sao chép và phải tiến hành việc phát triển động cơ từ đầu, tờ báo Trung Quốc kết luận.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm