Mỹ dùng SM-3 Block IIA đối phó với ICBM Iran
SM-3 Block IIA lần đầu tiên đánh chặn mục tiêu cấp ICBM / Tu-160 có khả năng tấn công tương đương tên lửa ICBM
Tuyên bố được MDA đưa ra sau khi cơ quan này đã thử nghiệm thành công SM-3 Block IIA từ chiến hạm Aegis khi đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hồi cuối năm 2020.
Cuộc thử nghiệm diễn ra theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ. Các nhà lập pháp cho rằng, cần phải xem xét đến cuối năm 2021 Mỹ có thể sử dụng SM-3 Block IIA để đánh chặn tên lửa ICBM hay không.
Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA. |
Đây là điều cần thiết để chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Triều Tiên, Iran và một số đối thủ khác.
Theo National Interest, Triều Tiên hiện đã tạm ngừng thử nghiệm tên lửa ICBM nhưng Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ các loại tên lửa tầm xa, trong đó có Hwasong-16.
Cùng với tên lửa Hwasong-16, hiện tại Triều Tiên đã có khoảng 5 loại tên lửa có tầm bắn liên lục địa trong kho vũ khí của mình và một trong số đó có thể trang bị vũ khí hạt nhân nhằm chống lại Mỹ.
Chính vì vậy, cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA thành công được coi là một bước ngoặt quan trong đối với các nhà lập pháp Mỹ.
Một mối đe dọa khác được Quốc hội Mỹ nêu tên là Iran, quốc gia này đã hợp tác cùng với Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Hồi giữa năm 2020, Iran đã phóng thành công vệ tinh quân sự đầu tiên của mình bằng một tên lửa đẩy nhiên liệu rắn.
Hiện tại, Iran được cho là không có tên lửa ICBM nhưng Tehran đã tạo ra loại tên lửa có tầm bắn tối đa 2000 km. Phía Iran cũng tuyên bố rằng, nếu các nước vi phạm thỏa thuận với Tehran, nước này sẽ dễ dàng đơn phương hủy bỏ thỏa thuận và tiến hành phát triển vũ khí hạt nhân.
Tehran sở hữu kho vũ khí tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung lớn nhất ở Trung Đông. Theo Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ, mong muốn của Iran về chống lại các mối đe dọa từ Mỹ có thể thúc đẩy nước này phát triển tên lửa ICBM và phát triển các chương trình không gian của mình.
Tên lửa SM-3 Block IIA được thiết kế để chống lại tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Nhưng việc thử nghiệm loại tên lửa này đánh chặn thành công ICBM cho phép Mỹ nâng cao khả năng tác chiến của các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Điểm làm nên sự đặc biệt của dòng tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA là chúng có thể được trang bị trên khu trục hạm Aegis hoặc bệ phóng cố định trên đất liền trong hệ thống phòng thủ Aegis Ashore.
Đạn tên lửa SM-3 Block IIA dài 6,55 m, sử dụng 4 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Nó được xây dựng dựa trên biến thể SM-3 Block IB và có khả năng dò tìm mục tiêu tốt hơn. Tên lửa có tầm bắn 2.500 km và tầm cao tiêu diệt mục tiêu 1.500 km.
Hồi tháng 12/2019, nhà thầu Raytheon ký hợp đồng với MDA về việc phát triển tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA trị giá 1 tỷ USD. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đồng ý bán 73 tên lửa này cho Nhật Bản với trị giá 3,295 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo