Quốc tế

Mỹ ép Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngừng kích hoạt S-400?

Với sự can thiệp của Mỹ, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chưa kích hoạt hệ thống S-400.

Vì sao S-400 Thổ Nhĩ kỳ "im hơi lặng tiếng" bất thường? / Hệ thống S-400 của Nga chặn được vũ khí siêu thanh

Theo Southfront, thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ chính thức kích hoạt hệ thống S-400 được Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ấn định đã cận kề: "Chúng tôi đã sở hữu hệ thống phòng không S-400 và đang tiếp tục học cách vận hành chúng. Những tổ hợp này sẽ đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu vào tháng 4/2020".

Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia Nga đã hoàn thành chương trình đào tạo sử dụng S-400 cho binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, những bài thử nghiệm đầu tiên liên quan tới hoạt động của S-400 cũng đã được tiến hành.

My ep Tho tam ngung kich hoat S-400 ?
Hệ thống S-400.

Tuy nhiên, rất có thể kế hoạch triển khai sẽ bị Ankara hoãn lại do những căng thẳng tại chiến trường Idlib, Syria và có sự can thiệp đến từ Mỹ và NATO.

Cụ thể, theo tuyên bố vừa được Đại sứ Mỹ ở NATO, Kay Bailey Hutchison vừa nêu điều kiện để Mỹ giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến khó khăn tại Đông Bắc Syria là Ankara rời bỏ những hệ thống phòng không S-400 hoặc ngừng kích hoạt theo kế hoạch.

Bà Hutchison cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể đẩy lùi đà tấn công của Syria để tránh thương vong cho các binh sĩ Ankara. Chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ.

Và Mỹ hy vọng Ankara sẽ không kích hoạt hệ thống S-400 trên đất nước của họ để đổi lại điều này chúng tôi có thể cung cấp cho họ sự hỗ trợ để đánh bại sự hung hăng của quân chính phủ Syria. Chúng tôi hy vọng rằng người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rời bỏ hệ thống phòng không không theo chuẩn NATO của mình".

Mặc dù tuyên bố của bà Hutchison cho thấy thiện chí của Mỹ nhưng hiện tại cả Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa đưa ra kế hoạch sẽ hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ như thế nào trong chiến dịch tấn công ở Idlib mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành.

 

Với những tuyên bố được phía Mỹ đưa ra, giới chuyên gia cho rằng, rất có thể thời gian kích hoạt S-400 sẽ bị lùi lại do Thổ Nhĩ Kỳ muốn tìm hiểu thêm biện pháp hỗ trợ đến từ Mỹ và NATO.

Và có thể đây là điều Thổ đang thực sự hướng đến và điều đó được thể hiện qua tuyên bố của Ibrahim Kalin, phát ngôn của Tổng thống Erdogan khi nói về việc mua S-400 của Nga:

"Như bạn đã biết, hợp đồng giữa Thổ và Nga được ký kết hồi năm 2017, quá trình cung cấp theo thỏa thuận này đang được tiến hành. Hiện tại, chúng tôi không có kế hoạch và cuộc thảo luận nào về hợp đồng mua thêm S-400".

Đây là tuyên bố khá bất ngờ và nó được đưa ra đúng thời điểm Thổ nhận được những lời đề nghị đầy thiện chí từ Mỹ. Bởi trước đó không lâu, Ngoại trưởng nước này là ông Mevlut Cavusoglu tuyên bố việc mua thêm S-400 là cần thiết để tăng năng lực phòng không. Những cuộc thảo luận về vấn đề này đã được 2 bên tiến hành.

Và nếu thực sự Thổ Nhĩ Kỳ hoãn kích hoạt S-400, đây rõ ràng là động thái giúp tiêm kích Nga giảm nguy cơ đối đầu với nguy hiểm khi hoạt động tại Idlib.

 

Bởi theo thông tin được tờ Hurriyet Daily News đăng tải hồi đầu năm 2020, những hệ thống S-400 đầu tiên sẽ được Ankara triển khai gần biên giới với Syria để đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào nhằm vào lực lượng Thổ đang hoạt động tại chiến trường Đông Bắc Syria.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm