Mỹ gây choáng với ý định biến oanh tạc cơ B-2, F-117 thành tiêm kích tàng hình
Mổ xẻ V-1 - tên lửa tấn công đầu tiên trên thế giới / Bom xuyên bê tông Nga làm mưa làm gió trên chiến trường Syria
Hiện tại, Không quân Mỹ đang tìm nhiều biện pháp để đảm bảo máy bay ném bom thế hệ mới của họ khó bị phát hiện hơn. Một trong số đó là trang bị cho oanh tạc cơ tàng hình các loại bom định hướng tầm xa.
Bên cạnh đó, còn một lựa chọn khác đó là cải tiến để phi cơ có khả năng tự vệ trước các đợt tấn công của đối phương giống như pháo đài bay B-52 khi tích hợp pháo tự động, nhưng trong thời đại 4.0 thì vũ khí sẽ được nâng cấp thành tên lửa.
Ông John Stillion - chuyên gia của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) cho biết, các loại máy bay ném bom tầm xa cũng có tiềm năng để trở thành một phi cơ chiến đấu khi mang theo vũ khí không đối không và các thiết bị cảm biến.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Không lực Hoa Kỳ
Đây là một ý tưởng rất thú vị mà Không quân Mỹ đến nay vẫn chưa nhắc đến. Vậy liệu một chiếc máy bay ném bom tàng hình như B-2 Spirit có thể chiến thắng trong một trận không chiến trước tiêm kích đối phương?
Chắc chắn, một điều vị chuyên gia của CSBA cũng như các quan chức Không quân Mỹ chẳng hề có ý định cho B-2 tham gia không chiến quần vòng cự ly ngắn (dogfght) cùng tiêm kích đối phương.
Với kích thước đồ sộ, thiết kế phản khí động học, phi công phải điều khiển thông qua hệ thống máy tính có tốc độ xử lý cực nhanh. Nếu buộc phải đối mặt với tình huống dogfight thì B-2 sẽ dễ dàng bị bắn hạ bởi một chiếc tiêm kích cổ lỗ như MiG-17.
Thậm chí, khi chưa lọt vào tầm nhìn và đang vô hình trước radar đối phương thì B-2 vẫn sẽ bị phát hiện bởi hệ thống định vị quang học (OLS - Optical Locator System) từ khoảng cách 10 - 20 km.
Vậy chức năng nào phù hợp nhất với B-2 nếu nó được hoán cải thành máy bay tiêm kích? Đó chỉ có thể là không chiến tầm xa.
F-117A Night Hawk cũng có thể nâng cấp để trở thành một chiếc "F" đích thực
Theo một vài nhận định, nếu radar AN/APQ-181 đang lắp đặt trên B-2 được nâng cấp với kênh đối không thì nó sẽ cung cấp năng lực phát hiện chiến đấu cơ đối phương từ cự ly xa hơn rất nhiều khoảng cách máy bay địch nhận ra sự có mặt của B-2.
Trong trường hợp này, với lợi thế thấy trước và bắn trước, B-2 hoàn toàn đủ khả năng tiêu diệt một chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không như Su-30SM hay Su-35S, nhất là khi nó mang theo số lượng nhiều hơn hẳn đạn tên lửa không đối không tầm xa.
Bên cạnh B-2 Spirit, cải tiến trên trên hoàn toàn có thể áp dụng cho chiếc F-117A Night Hawk khi nó cũng có diện tích phản xạ radar thấp trong khi lại linh hoạt hơn hẳn. Thời gian gần đây, Mỹ đã cho một vài chiếc F-117 trở lại bầu trời dẫn đến suy đoán rằng nó đang được thử nghiệm cho chức năng tiêm kích chiếm ưu thế trên không.
Nếu kịch bản trên trở thành hiện thực, Không quân Mỹ sẽ ngay lập tức có thêm một phi đội chiến đấu cơ đa năng vừa tấn công mặt đất vừa chiếm ưu thế trên không tầm xa cực kỳ lợi hại với chi phí rất rẻ so với chế tạo mới hoàn toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gà rán - 'dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu
Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta
Hé lộ 'ông trùm' công nghệ lớn đang đàm phán để mua lại Tiktok
Hé lộ kế hoạch cụ thể của Tổng thống Trump về việc chấm dứt hoàn toàn xung đột giữa Ukraine - Nga
Chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệ
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc?