Mỹ khiến Saudi phải trả tiền cho căn cứ của Mỹ
Hải quân Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ tập trận chung ở Biển Đen / Iran hối thúc Mỹ nắm bắt thời cơ trước khi cánh cửa hiện tại 'nhanh chóng khép lại'
Thông báo được Bộ Tư lệnh trung tâm Mỹ (CENTCOM) đưa ra hôm 3/2 cho biết, việc nâng cấp các căn cứ quân sự này được lên kế hoạch sau vụ tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái vào thủ đô Riyadh của Saudi Arabia hồi năm 2019 với cáo buộc Iran hậu thuẫn cho lực lượng Houthi tại Yemen thực hiện.
Toàn bộ kinh phí cho kế hoạch nâng cấp sẽ hoàn toàn do Saudi Arabia chi trả. Theo kế hoạch được CENTCOM tiết lộ, các căn cứ quân sự của Mỹ đóng ở phía Tây Saudi Arabia gồm cảng King Fahd, căn cứ Không quân King Faisal và căn cứ King Fahd, sẽ được nâng cấp trở thành những cơ sở để tiếp tế hậu cần trong tình huống khẩn cấp, qua đó đảm bảo an toàn các nguồn tiếp tế cho quân đội.
Binh sĩ Mỹ. |
Điều đặc biệt là trước khi thông tin Saudi phải móc hầu bao cho Mỹ tự nâng cấp căn cứ của mình, Riyadh vẫn phải chi trả hàng trăm triệu USD mỗi năm cho hoạt động của quân đội Mỹ.
Được biết, hồi cuối năm 2020, Saudi Arabia được cho là đã thanh toán khoản tiền lên tới 500 triệu USD để trang trải chi phí hoạt động của quân đội Mỹ tại quốc gia Arab này.
Số tiền này được thanh toán sau khi Lầu Năm Góc đã "dàn xếp" với phía Saudi Arabia về việc chia sẻ chi phí cho hoạt động triển khai lực lượng ở nước này. Lực lượng Mỹ được triển khai nhằm hỗ trợ đảm bảo an ninh khu vực cũng như ngăn chặn các hành động thù địch và gây hấn.
Cũng theo nguồn tin từ Lầu Năm Góc, Chính phủ Saudi Arabia đã nhất trí giúp bảo đảm chi phí cho những hoạt động này và đã có khoản đóng góp đầu tiên.
Giới quan sát cho rằng, những thỏa thuận "lạ đời" giữa Mỹ và Saudi Arabia thực tế đang là một trong những cách Mỹ kiếm tiền tại Saudi và tại một số nước Trung Đông.
Mỹ đã mượn Iran và lực lượng hậu thuẫn (Houthi) làm ngáo ộp dọa đồng minh để thực hiện tham vọng bán vũ khí và hút tiền cho căn cứ của mình.
Trong những năm gần đây, các quốc gia Arap vùng Vịnh đã chi hơn 700 tỷ USD cho các hợp đồng quân sự, trong đó chủ yếu là các nước đồng minh giàu có của Mỹ như Saudi Arabia, Israel, hay Qatar hoặc UAE…, nước nào chi ít cũng vài chục tỷ, nhiều thì hàng trăm tỷ USD mua vũ khí Mỹ.
Mỹ đã truyền cảm hứng cho các nước thuộc Vịnh Ba Tư rằng, Iran là kẻ thù tiềm tàng, mặc dù chính quyền Tehran không đưa ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy một cuộc chiến tranh có thể xảy ra.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Trung Đông, ông Hisham Jaber, nói với truyền thông Nga rằng, vũ khí được các nước vùng Vịnh mua sắm không chỉ để chống khủng bố, mà còn để chiến đấu chống một kẻ thù tiềm năng nào đó, và không ai khác là Iran.
Vị chuyên gia này lưu ý rằng các loại vũ khí mua về không được sử dụng được trong cuộc chiến chống khủng bố, bởi vì phần lớn tàu chiến, máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa…, được định hướng để gây chiến với một quân đội của nước khác.
Hậu quả của việc Mỹ "thổi phồng tình hình xung quanh kẻ thù tiềm năng Iran" là vũ khí mua về không được sử dụng và dần dần biến thành một đống kim loại phế thải, sau đó, các nước này lại tiếp tục một vòng quay mua sắm vũ khí mới, giúp Mỹ ních đầy túi những đồng USD thấm đẫm dầu mỏ Trung Đông.
Theo ông, trong thời gian gần đây, Mỹ đã cho phép các nước Arap mở rộng kho vũ khí quân sự của họ và mua vũ khí của các nước châu Âu, ví dụ như Nga, Anh và Pháp. Tuy nhiên, số lượng này mua sắm này quá nhỏ bé so với nhà cung cấp chính là Mỹ.
Ông Jaber nhấn mạnh, với truyền thống kiếm lợi từ chiến tranh (từ Thế chiến thứ 2 đến nay), người Mỹ thừa kinh nghiệm để biết phải làm thế nào để buộc các quốc gia Arap phải tăng ngân sách quân sự để mua vũ khí của mình, nhằm giữ vững "thị trường vĩnh cửu" của mình.
Cũng giống như chiêu bài "con ngáo ộp Nga" ở châu Âu để bắt ép các đồng minh mua vũ khí; Washington chọc ngoáy vào tình hình Trung Đông, thúc đẩy các nước mâu thuẫn với Iran, để làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, các cuộc chiến tranh như ở Iraq đã được gây ra nhằm mục đích đó.
Ngoài việc mượn Iran là con ngáo ộp dọa giới lãnh đạo các nước Quân chủ Trung Đông, Mỹ thậm chí còn khoét sâu mâu thuẫn giữa các đồng minh của mình với nhau nhằm đạt được mục đích của mình, mà ví dụ điển hình là vụ khủng hoảng Qatar mới đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo