Quốc tế

Mỹ khó tin Poseidon là ‘Vũ khí ngày tận thế’?

Các chuyên gia Mỹ đánh giá ‘Vũ khí ngày tận thế’ của Nga (ngư lôi hạt nhân Poseidon/Status-6) là dự án không hiện thực.

Bộ Ngoại giao Mỹ gọi ngư lôi Poseidon là "vũ khí bất hợp pháp" / Mỹ sợ nhưng tin có cách đánh bại siêu ngư lôi Poseidon

Mỹ nghĩ Poseidon là dự án phi hiện thực

Theo một bài viết trên tạp chí Forbes của Mỹ, ngư lôi không người lái hạt nhân Poseidon của Nga hay còn được gọi là ‘Vũ khí ngày tận thế’ là dự án không cần thiết. Dự án “Poseidon” đang được phát triển tại Nga (trước đây mang tên Status-6) là phi hiện thực, vì Moscow không thể tạo ra một vũ khí thực sự hiện đại!

Theo chuyên gia quân sự Kingston Rafe, khái niệm về một ngư lôi không người lái hạt nhân như vậy là "kỳ cục và nói một cách khách quan là hoàn toàn không cần thiết", vì sẽ mất khoảng hai ngày để Poseidon, phóng đi từ một tàu ngầm của Nga, đến được bờ biển Mỹ.

Theo ông, giá trị của một vũ khí mất nhiều thời gian như vậy để tấn công một mục tiêu là như thế nào? Trong khi Nga vẫn còn có nhiều vũ khí khác nhanh hơn rất nhiều.

Theo chuyên gia quân sự Owen Cote, logic của cái gọi là “Ngư lôi ngày tận thế Poseidon” chỉ là dự án mang bản chất chính trị, cho phép Nga “tạo ra ảo tưởng về một điều gì đó mới và có ý nghĩa”, qua đó duy trì hình ảnh của một siêu cường hạt nhân.

“Ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với Nga khi làm theo cách cũ, để tạo ra nhiều vũ khí mới thực sự" - chuyên gia này nói thêm.

Chuyên gia quân sự Pavel Luzin cũng thừa nhận "Poseidon" thực chất có nghĩa là một tổ hợp công việc nghiên cứu dưới đáy biển sâu và bản thân ngư lôi hạt nhân này không phải là vũ khí.

Còn chuyên gia quân sự Nga Pavel Podvig, được một tạp chí Mỹ phỏng vấn, đã khẳng định không hiểu tại sao là phát sinh biệt danh của ngư lôi hạt nhân Poseidon là “Vũ khí Ngày tận thế”.

Trong khi đó, khi phát biểu tại hội nghị trực tuyến về vũ khí hạt nhân và luật pháp quốc tế tháng 11/2020, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách an ninh quốc tế và không phổ biến hạt nhân Christopher Ford bày tỏ lo ngại rằng, các siêu ngư lôi Poseidon của Nga sẽ được sử dụng trong thời chiến có thể làm ngập lụt các thành phố của Mỹ bằng "sóng thần phóng xạ".

Những tuyên bố mới đây đã cho thấy có sự không đồng nhất trong giới chuyên gia quân sự của cả Nga lẫn Mỹ về tính chất của dự án này. Vậy thực chất dự án này được triển khai nhằm mục đích gì và ngư lôi hạt nhân Poseidon có phải là vũ khí tấn công hay không?

My kho tin Poseidon la ‘Vu khi ngay tan the’?
Poseidon (Status-6) thực chất là một loại trang bị có khả năng tấn công hạt nhân.

Thực chất ngư lôi Poseidon là phương tiện gì?

Theo chuyên gia Dmitry Stefanovich từ Trung tâm An ninh Quốc tế của Viện Kinh tế quốc tế và quan hệ đối ngoại trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, tên gọi chính thức của Poseidon là "hệ thống đại dương đa năng".

Trong một số trường hợp khác, hệ thống Poseidon còn được gọi là "tổ hợp robot dưới nước với động cơ hạt nhân" hay "thiết bị không người lái hoạt động dưới nước tầm xa, động cơ hạt nhân".

Ông Dmitry Stefanovich lưu ý, trong bài bình luận chính thức đầu tiên vào năm 2018 về hệ thống Poseidon, các chuyên gia quân sự Nga cho biết rằng, hệ thống này có thể được trang bị cả đầu đạn hạt nhân và thông thường, mặc dù rõ ràng, phương án hạt nhân là một ưu tiên, và các mục tiêu tấn công sẽ là các nhóm tàu và cơ sở hạ tầng quân sự ven biển.

Ông Stefanovich cho rằng, nhiệm vụ của Poseidon và những phương tiện không người lái tự động hoạt động dưới nước khác (AUV), ngoài việc phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự bằng các đầu đạn hạt nhân, sẽ là tăng cường giám sát tình hình dưới nước và lắp đặt các bãi mìn với độ chính xác cao. Như vậy, về bản chất, nó không phải là vũ khí mà là một loại trang bị.

 

Ông nhấn mạnh rằng, nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của những "hệ thống kỳ lạ" như vậy là các phát triển của Hoa Kỳ trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa và sự thống trị của Hải quân Mỹ ở các đại dương trên thế giới.

Hiện nay, các AUV cỡ lớn có khả năng di chuyển dưới nước trong thời gian dài và mang nhiều loại tải trọng khác nhau là một trong những lĩnh vực phát triển ưu tiên trong lực lượng hải quân.

Đơn cử ví dụ như dự án tàu lặn tự hành Orca siêu lớn đang được phát triển bởi công ty Boeing của Mỹ. Về mặt lý thuyết, tàu lặn này có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân và kích thước của nó có lẽ sẽ vượt qua cả Poseidon.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng dưới nước và các cơ sở hạ tầng khác cần thiết cho hoạt động của AUV được phát triển tại Hoa Kỳ ở cấp độ cao hơn nhiều so với Nga, mặc dù Nga cũng đang thực hiện các công việc cần thiết trong lĩnh vực này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm