Quốc tế

Mỹ lại khoe tên lửa đánh chặn SM-6 mới

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Lục quân nước này sắp được trang bị tên lửa SM-6 mới - vũ khí có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Hệ thống Tornado-S sẽ thay thế Tornado vào cuối năm 2027 / Tham vọng tấn công từ vũ trụ của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh

Để đủ tiêu chuẩn trang bị cho lực lượng trên mặt đất thay vì trên hạm như nguyên bản, SM-6 sẽ được thiết kế lại với kích thước nhỏ hơn và thay đổi hệ thống điện tử khiến chúng trở nên đa năng hơn.

"Việc điều chỉnh những vũ khí hiện có càng nhiều sẽ cho phép chúng tôi có nhiều lựa chọn để thực hiện đòn tấn công so với việc chỉ dựa vào những vũ khí vốn chỉ thiết kế cho một nhiệm vụ", Trung tướng Neil Thurgood thuộc Lục quân Mỹ cho biết.

My lai khoe ten lua danh chan SM-6 moi...
Tên lửa SM-6.

Khi hoạt động trong Lục quân, SM-6 sẽ được phóng từ hệ thống tương tự Mk-41 trang bị trên các chiến hạm Aegis của Hải quân Mỹ và đảm nhận thêm nhiệm vụ tấn công mặt đất cùng với đánh chặn và chống hạm.

Tuy nhiên, do tên lửa được thiết kế để đánh chặn va chạm động năng và không mang thuốc nổ ở phần chiến đấu nên khi tấn công mục tiêu trên cạn, tính hiệu quả của vũ khí này đang bị nghi ngờ.

Mặc dù vậy, Tướng Thurgood khẳng định: "Việc ứng dụng các tên lửa dòng SM cùng với hệ thống phòng thủ Aegis vào những mục đích khác đã nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Mỹ".

Với việc SM-6 trở thành tên lửa đa năng, Mỹ có một loại vũ khí tầm xa để có thể giao chiến với đối phương. Điều này sẽ rất quan trọng trong trường hợp Mỹ vướng vào một cuộc xung đột với Nga hoặc bất kỳ đối thủ nào.

Nguyên bản, tên lửa SM-6 cùng với hệ thống radar tìm kiếm chủ động, được thiết kế để công kích những mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn của tàu.

 

Một tàu chiến có hệ thống phòng thủ tên lửa loại này có thể phát hiện và đối phó với mọi mục tiêu trên không ở khoảng cách rất xa, bao gồm máy bay quân sự và tên lửa, nhờ có những dữ liệu thu thập từ một máy bay cảnh báo sớm.

Các loại radar trên các tàu chiến hiện tại có tầm phát hiện vào khoảng 250 hải lý đối với một mục tiêu bay với độ cao khoảng 9.100m. Với những mục tiêu bay với độ cao thấp hơn, tầm phát hiện của radar sẽ ngắn đi, do đó sự xuất hiện của máy bay cảnh báo sớm như E-2D là rất quan trọng.

Tầm bắn tối đa của SM-6 cho đến nay vẫn được giữ kín nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, tên lửa có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 250 hải lý.

Nhờ khả năng theo dõi và truy tìm mục tiêu trên biển của E-2D, tên lửa SM-6 với tốc độ Mach 3,5 sẽ cho phép các tàu chiến Mỹ có thể đối đầu với tàu chiến của đối phương từ khoảng cách rất xa.

Mặc dù đầu đạn của SM-6 có kích cỡ khá nhỏ, khả năng sát thương của nó vẫn rất đáng gờm. Với việc các tàu chiến ngày nay không phải là những chiến hạm khổng lồ như thời Thế chiến, rất dễ để loại tên lửa này có thể tiêu diệt tàu địch.

 

Điều đó có nghĩa là SM-6 thừa sức đối phó với chiến hạm hàng đầu hiện nay do tốc độ vượt trội của mình. Sức mạnh vật lý từ một tên lửa tốc độ cao sẽ gây ra những tổn hại cho đối phương.

Cho đến nay, Raytheon đã bàn giao hơn 250 tên lửa SM-6 cho Hải quân Mỹ từ năm 2013 đến nay. Hoạt động sản xuất sẽ còn tiếp tục trong lúc Hải quân Mỹ đang cần thay thế các loại vũ khí đã cũ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm