Quốc tế

Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa 'khắc tinh' của S-400

Tiên kích F/A-18E Super Hornet lần đầu tiên được mang tên lửa chống radar AGM-88G (AARGM-ER).

Máy bay không xác định trinh sát S-400 ngay gần căn cứ Hmeimim / Trung Quốc tuyên bố S-400 sẵn sàng bắn hạ máy bay Ấn Độ

Theo The Drive, vào cuối tháng 5, Hải quân Mỹ đã lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa chống bức xạ tầm xa AGM-88G (AARGM-ER), được thiết kế để phá hủy các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa 'khắc tinh' của S-400
Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa “khắc tinh” của S-400. (Ảnh: Thedrive.com)

Cụ thể, trong các cuộc thử nghiệm máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet mang theo nguyên mẫu tên lửa AGM-88G do Northrop Grumman chế tạo. Theo các báo cáo, đây là lần đầu tiên một tên lửa loại này được bay lên không trung.

Mục đích chính của các cuộc thử nghiệm là xác minh hoạt động chung của các hệ thống máy bay và tên lửa. Các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại sân bay hải quân Patuxent River ở Maryland vào hôm 1/6.

“Các thử nghiệm đã được hoàn thành trong một loạt điều kiện khác nhau để chứng minh khả năng tương thích của tên lửa AARGM-ER với tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet”, thông báo cho biết.

Trước đó, vào tháng 3/2019, tờ Jane's 360 báo cáo rằng, tiêm kích F/A-18E Super Hornet, EA-18G Growler và F-35 Lightning II sẽ được trang bị tên lửa chống radar siêu thanh AGM-88G là tên lửa sát thủ của những hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.

Theo các nguồn tin, hiện tại, Hải quân Mỹ đang đặt mua số lượng lớn đạn tên lửa AGM-88G trang bị trên các máy bay F-18E/F Super Hornet, F-35B/C trị giá hơn 320 triệu USD, giao hàng từ năm 2023.

 

Tên lửa chống radar AGM-88 HARM được giới thiệu từ năm 1983 và chính thức đi vào phục vụ Quân đội Mỹ từ năm 1985 với nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương (SEAD). Mặc dù ra đời đã lâu nhưng tên lửa chống radar AGM-88 vẫn giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với Quân đội Mỹ và được cải tiến, nâng cấp liên tục.

Công ty Orbital ATK, nhà sản xuất của AGM-88G tiết lộ, AGM-88G được thiết kế với cánh đuôi mới so với phiên bản tiêu chuẩn nhằm tăng sức cơ động và được chỉnh sửa động cơ rocket nhiên liệu rắn nhằm kéo dài tầm bắn, cùng với tích hợp tổ hợp dẫn đường thế hệ mới gồm đầu đạn, đầu dò radar thụ động, bộ nhớ vị trí... chính xác hơn. Được biết, tên lửa được trang bị đầu đạn với hệ thống dẫn đường quán tính và kết nối toàn cầu (từ vệ tinh), cũng như cảm biến hồng ngoại.

Cũng theo nguồn tin từ nhà sản xuất, tầm bắn của AGM-88G ước khoảng 150 km, mang theo đầu đạn nặng 66 kg, vận tốc 2.280 km/h. Để có được tầm bắn xa, đạn tên lửa AGM-88G sử dụng nguyên lý của tên lửa hành trình dẫn đường thông qua định vị GPS lưu trong bộ nhớ và chỉ bật hệ thống dò radar chủ động ở pha cuối. Với việc lưu được vị trí phát radar cuối cùng, tên lửa AGM-88G có thể bám theo búp phát sóng của đài radar đối phương hoặc tấn công vào vị trí ghi nhớ cuối cùng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm