Quốc tế

Thổ Nhĩ Kỳ dẫn dắt cuộc chơi với Mỹ, quyết mua thêm S-400

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang tiến hành đàm phán để mua thêm hệ thống phòng thủ S-400 bất chấp lời đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Mỹ chính thức cảnh báo trừng phạt Ấn Độ vì mua S-400 / Israel đánh lừa tên lửa S-400 và S-300 ở Syria: Thảm kịch IL-20 suýt lặp lại, mưu kế hiểm?

Thông tin được Trưởng phòng Hợp tác Kỹ thuật và Quân sự Liên bang Nga Dmitry Shugayev cho biết hôm 2/6, Moskva và Ankara đang ở giai đoạn tiếp theo trong các cuộc đàm phán về hợp đồng S-400 thứ 2.

"Cuộc đối thoại với nội dung mua S-400 đợt 2 giữa hai bên đang có tiến triển rất tích cực và chúng tôi hiện chỉ còn chờ quyết định cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ", trưởng phòng Dmitry Shugayev nói.

Tho dan dat cuoc choi voi My, quyet mua them S-400
Hệ thống S-400.

Cùng với đàm phán về hợp đồng mới, Nga cũng sẵn sàng thảo luận với Thổ về khả năng hợp tác về kỹ thuật và công nghệ, trong đó sẽ đồng ý cho nhà thầu Ankara cùng tham gia vào viejc sản xuất một số thành phần của S-400.

"Quá trình đàm phán về vấn đề này đang được tiến hành nhưng đây là vấn đề phức tạp hơn nhiều chuyện mua bán nên cần phải có thêm nhiều thời gian để thảo luận", ông Shugayev cho biết thêm.

Đồng thời với việc thảo luận mua thêm S-400, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Tayyip Erdogan cũng rất tự tin khi tuyên bố Ankara sẽ giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề khúc mắc với Mỹ quanh thương vụ gây tranh cãi này.

"Cho đến nay, chúng tôi chưa nghe thấy gì về các lệnh trừng phạt. Chủ đề này cũng không được nói đến trong các cuộc nói chuyện của chúng tôi ở những hội nghị của NATO hoặc trong các cuộc trò chuyện qua điện thoại với người đồng cấp Mỹ Trump", nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói.

Tuyên bố của ông Erdogan đã gây bất ngờ lớn bởi trước đó, các nhà lãnh đạo Mỹ nhiều lần tuyên bố Washington sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt với Ankara vì mua vũ khí Nga không hợp chuẩn với NATO và đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của các thành viên trong khối.

 

Bình luận về tuyên bố của nhà lãnh đạo Thổ, giới chuyên gia cho rằng thông điệp của ông Erdogan chứng minh thực tế Thổ mới là bên đang dẫn dắt cuộc chơi chứ không phải là Mỹ bởi chính Mỹ biết rất rõ sẽ rất khó để trừng phạt Thổ dù Washington đã thử.

Cụ thể, hồi đầu năm 2020, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố trước tháng 3/2020, sẽ loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ra khỏi máy bay F-35, nhà thầu Lockheed Martin và tập đoàn Hewlett-Packard sẽ phụ trách việc loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Điều này có nghĩa là thời điểm cuối cùng những linh kiện và bộ phận của F-35 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chỉ được sử dụng đến hết tháng 3/2020. Sau đó, những linh kiện này sẽ được thay thế bằng nguồn cung cấp khác.

Tuy nhiên, đến giữa tháng 5/2020 (quá thời hạn loại hết linh kiện Thổ hơn 1 tháng), chính Văn phòng Trách nhiệm giải trình chính phủ Mỹ (GAO) thừa nhận, thiếu linh kiện Thổ Nhĩ Kỳ là vấn đề nghiêm trọng với cả chương trình F-35.

Việc loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng vốn đề không thực sự tốt của cả chương trình máy bay F-35.

 

"Số lượng linh kiện giao muộn tăng lên đến 60% so với trước đây. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ hoàn thành và chuyển giao máy bay. Cùng với đó, nó cũng tác động không nhỏ đến quá trình bảo dưỡng và thay thế linh kiện với những chiếc F-35 đang vận hành", GAO cho biết.

Cơ quan này thừa nhận thêm rằng, dù các nhà thầu khác được lựa chọn để thay thế Thổ Nhĩ Kỳ đã rất nỗ lực nhưng sẽ còn lâu mới đạt được khả năng giao hàng ổn định như nguồn cung từ Thổ như trước đây.

Chính vì vậy, đã xuất hiện thông tin Mỹ vẫn âm thầm mua linh kiện từ Thổ cho F-35. Đây được coi là nguyên nhân khiến Mỹ không thể áp trừng phạt với Thổ vào lúc này và đồng thời cũng là lý do Ankara không ngại khi thảo luận mua thêm S-400 của Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm