Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'
Nga đang mổ xẻ tăng Leopard 2A5 chiến lợi phẩm / Năng lực chiến đấu của Mỹ suy yếu sau gói viện trợ mới
Thiết kế nhỏ, sử dụng vật liệu phi kim loại khiến việc phát hiện và ngăn chặn UAV tự sát Lancet rất khó khăn. (Nguồn: ZALA Aero) |
Theo tờ The National Interest, ngoài UAV Lancet, Nga cũng phát triển và sử dụng rất thành công trong các hoạt động chiến đấu ở Ukraine loại bom lượn ZALA Lancet do công ty ZALA Aero thiết kế.
UAV Lancet có hai cánh hình chữ X được trang bị động cơ điện với cánh quạt đẩy, được chế tạo bằng vật liệu composite, nặng 12 kg và có thể mang trọng tải lên tới 3 kg. Thời gian bay là 40 phút. UAV này cũng là một trong ít loại vũ khí có nguồn gốc Nga nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên gia quân sự phương Tây.
Nhà báo Peter Suchiu trong một bài viết trên tờ 19FortyFive của Mỹ từng thừa nhận Lancet là một trong những "mối đe dọa nghiêm trọng nhất" trong cuộc xung đột tại Ukraine. Ông nhấn mạnh, Lancet có giá thành khoảng 35.000 USD, rẻ hơn đáng kể so với các loại vũ khí cùng loại từ Mỹ và phương Tây, nhưng hiệu quả thực chiến thì vượt trội.
Trong khi đó, Tạp chí quân sự có tiếng Army Recognition viết, việc sử dụng quy mô lớn Lancet dẫn đến tổn thất đáng kể về trang thiết bị quân sự của lực lượng vũ trang Ukraine, đặc biệt là các tổ hợp pháo binh tự hành do Mỹ và phương Tây viện trợ.
Tính năng chính của Lancet là khả năng cơ động cao giúp nó thực hiện các đòn tấn công chính xác như phẫu thuật và rất khó có thể ngăn chặn”, Tạp chí Army Recognition đánh giá.
Thiết kế đơn giản từ các loại vật liệu phi kim loại và kích thước nhỏ của Lancet khiến việc theo dõi, phát hiện và ngăn chặn dòng UAV tự sát này rất khó khăn, đặc biệt là trên tiền tuyến.
Trong danh sách của tờ The National Interest còn có máy bay không người lái trinh sát và tấn công MQ-9 Reaper của Mỹ, Mohajer-6 của Iran, Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ và máy bay không người lái Switchblade do công ty AeroVironment của Mỹ phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo