Quốc tế

Mỹ liều lĩnh cho thi đấu tiêm kích trí tuệ nhân tạo

Không quân Mỹ dự kiến tổ chức một cuộc cạnh tranh giữa máy bay không người lái và chiến đấu cơ do người điều khiển trong tháng 7/2021.

Nga bàn giao cho Syria số lượng lớn tiêm kích MiG-29 / Tiêm kích đa năng MiG-35 tiếp tục gây thất vọng lớn

Đài BBC (Anh) ngày 6/6 dẫn lời Tướng Jack Shanahan, người đứng đầu Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo Chung thuộc Lầu Năm Góc đánh giá thử nghiệm này là “ý tưởng liều lĩnh”.

Tướng Shanahan cho biết ông đã trao đổi qua thư điện tử với người đứng đầu dự án – tiến sĩ Steve Rogers thuộc Phòng nghiên cứu thí nghiệm Không quân Mỹ (AFRL).

Tướng Shanahan cũng nhấn mạnh rằng đội AFRL sẽ nỗ lực hình thành “hệ thống tự động để đối đầu với hệ thống do con người điều khiển ở trên không”.

My lieu linh cho thi dau tiem kich tri tue nhan tao
XQ-58A Valkyrie là một trong những máy bay chiến đấu không người lái của quân đội Mỹ. Ảnh: BBC

Theo đài BBC, dự án này có thể dẫn tới việc hình thành một chiến đấu cơ không người lái vận hành dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI). Tạp chí Không quân miêu tả việc phát triển chiến đấu cơ tự động là “đột phá lớn” cho quân đội Mỹ.

Quân đội Mỹ còn có một dự án khác mang tên Skyborg với nội dung khám phá cách phi công điều khiển chiến đấu cơ có thể chỉ huy những máy bay không người lái khác đi theo để hỗ trợ.

Những dự án này đều có mục đích chung khám phá cách tận dụng AI để tăng cường năng lực của quân đội Mỹ. Cách đây 2 năm, người phát ngôn không quân Mỹ Hopper Croninđãtiết lộ, Không quân Mỹ đang đẩy nhanh tốc độ ứng dụng quy mô lớn công nghệ trí tuệ nhân tạo để tăng cường hệ thống mạng, cải tiến hệ thống vũ khí và chuyển đổi chức năng của các loại máy bay tác chiến cỡ lớn như máy bay ném bom B-2, máy bay chiến đấu F-15 và máy bay chiến đấu F-35.

Hopper Cronincho biết:“Không quân Mỹ đã có hơn 600 chương trình kết hợp với một phương diện của công nghệ trí tuệ nhân tạo để đáp ứng các loại nhiệm vụ khác nhau”

Trên thế giới,nhiều quốc gia cũngđang theo đuổi công nghệ AI tự động điều khiển phương tiện chiến đấu, trong đó có máy bay quân sự, nhưng phần lớn chỉ được áp dụng trên các thiết bị bay không người lái cỡ nhỏ, điều khiển đơn giản và chi phí thấp.

 

Hồi tháng 5 vừa qua,Tập đoàn chế tạo hàng không Nga Sukhoi cho biết, họđã cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 tiến hành một vụ bay thử đặc biệt để kiểm tra khả năng vận hành của chế độ không người lái trên máy bay.

“Một nguyên mẫu thử nghiệm bay T-50 (Su-57) đã được thử nghiệm chế độ bay không người lái. Trong thời gian diễn ra chuyến bay thử nghiệm, phi công vẫn ngồi trong cabin, nhưng chỉ theo dõi các thông số của máy bay, còn toàn bộ việc điều khiển do hệ thống máy tính trên khoang thực hiện”, nguồn tin từ Sukhoi cho biết.

Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, để tự động bay mà không có sự can thiệp của phi công, hệ thống điện tử trên khoang của Su-57 phải được tích hợp công nghệ AI. Quá trình điều khiển máy bay gồm hàng loạt các thuật toán và thông số hàng không phức tạp khiến máy tính phải có khả năng tự học và tự làm quen để tự điều khiển máy bay kể cả đối với các bài bay đơn giản nhất.

Việc nguyên mẫu T-50 thử nghiệm công nghệ bay tự động mới có thể là tiền đề cho phiên bản không người lái của máy bay Su-57 và hoàn thiện các công nghệ có thể được sử dụng trên dòng máy bay chiến đấu thế hệ kế tiếp.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm