Mỹ lộ tầm bắn thật của PrSM khi INF đổ vỡ
Mỹ đang giải mã hệ thống S-400 của Nga ở Crimea và Syria trong "vô vọng" / Đáp trả Mỹ, máy bay săn ngầm GX-6 của Trung Quốc "diễu võ giương oai"
Lực lượng Lục quân Mỹ hiện đang sở hữu dòng tên lửa chiến thuật ATACMS được phát triển với nhiều biến thế, MGM-140, MGM-164 và MGM-168. Tất cả đều sử dụng kết cấu động cơ phản lực nhiên liệu rắn 1 tầng với tầm bắn tối đa khoảng 300km.
Tuy nhiên, do đã ra đời từ năm 1991, khi vẫn còn bị ràng buộc bởi Hiệp ước INF nên tính năng và tầm bắn của vũ khí này bị hạn chế rất nhiều.
Để phù hợp với chiến trang hiện đại, Quân đội Mỹ đã khởi động chương trình Vũ khí tấn công chính xác tầm xa mới – LRPF để tìm kiếm dòng tên lửa chiến thuật mới thay thế ATACMS. Chương trình sau đó được tên thành Precision Strike Missile (PrSM).
Mỹ phóng thử PrSM. |
Và khi không bị INF ràng buộc, Mỹ đã lần đầu công bố tầm bắn thật của vũ khí này. Cụ thể thay vì trên 400km như trước đây được công khai, PrSM có thể đạt được tầm bắn tối đa lên tới 750km.
Với tầm bắn mới, PrSM có khả năng tấn công tương đương với các dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhưng vẫn sử dụng được trên khung gầm pháo phản lực M270 và M142 và có kích thước tổng thể nhỏ hơn số đạn mang theo lên tới 4 quả cho mỗi bệ phóng.
Hiện Mỹ đã tiến hành một số thử nghiệm thành công với PrSM. Tất cả đều được thực hiện trong năm 2019. Nguyên mẫu tên lửa PrSM trong các vụ phóng thử nghiệm đã đạt tầm xa 240km và được xác nhận có thể đạt tầm trên 500km trong các vụ phóng thử sắp tiếp theo.
Ở giai đoạn cuối, vũ khí này sẽ được thử sức với tầm bắn tối đa khoảng 750km. Hướng phát triển của PrSM sẽ giúp Mỹ có được vũ khí tiến công chiến thuật mới có tính năng tương đương với dòng Iskander-M của Nga.
Đặc biệt, theo tướng Mỹ John Rafferty, khi chính thức đi vào trang bị, tên lửa PrSM đủ khả năng xuyên thủng hàng phòng thủ tối tân của Nga dù có S-400.
Tên lửa PrSM Mỹ sẽ được sử dụng chủ yếu để chọc thủng hệ thống phòng không của Nga. Trong khi đó ở Thái Bình Dương loại vũ khí này có chức năng chống các tàu chiến của Trung Quốc.
"Thay vì hoãn phóng đến cuối năm 2020 như ban đầu, công việc này đã được thực hiện trong năm 2019 nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện vũ khí và giúp Mỹ có thêm phương án đối phó với đối thủ trong tình hình mới", Thiếu tướng Mỹ John Rafferty nói.
Việc phát triển hệ thống PrSM là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của công nghiệp quốc phòng Mỹ.
"Chúng ta phải phát triển các hệ thống vũ khí tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất. Thất bại trong việc phát triển hệ thống tên lửa này sẽ bị các đồng minh đặt câu hỏi về năng lực của Mỹ trong việc đảm bảo cân bằng với sự đe dọa từ phía Nga", vị tướng Mỹ cho biết thêm.
Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ cho rằng, tồn tại của PrSM là thiếu phiên bản tên lửa có khả năng tấn công tầm xa tới 2.500km, tương tự như Iskander với biến thể tên lửa hành trình. Nhưng do học thuyết quân sự của Mỹ khác với Nga, sự thiếu sót của PrSM có thể được bù đắp bởi các loại tên lửa tiến công đường không hay từ chiến hạm.
Trong tương lai, PrSM cơ bản sẽ thay thế ATACMS để trở thành dòng vũ khí phổ dụng của Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ với khả năng đáp ứng dài tác chiến từ pháo binh tầm xa tới tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo