Quốc tế

Mỹ lộ trang bị của tàu đổ bộ nhỏ đối phó Nga

Theo USNI News, để tăng khả năng đối phó với Nga trên Baltic và Trung Quốc, Mỹ đã công bố kế hoạch đóng mới đội tàu đổ bộ hạng nhẹ (LAW).

14 tướng lĩnh Armenia ra tối hậu thư cho Thủ tướng Pashinyan / Nga chỉ rõ lý do 'vô dụng' của các hệ thống phòng không hiện đại ở Karabakh

Kế hoạch được đưa ra nhằm tìm cách thay đổi cách đổ bộ có từ thời Chiến tranh Lạnh của họ. Thủy quân lục chiến đã phê duyệt các yêu cầu cơ bản đối với tàu đổ LAW và đang xem xét một lớp tàu đổ bộ nhỏ hơn.

LAW sẽ là một trong những thay đổi lớn nhất đối với lực lượng đổ bộ trong nhiều thập kỷ qua. Thủy quân lục chiến thường triển khai các đơn vị viễn chinh mạnh trên một nhóm sẵn sàng đổ bộ gồm 3 tàu, còn gọi là ARG/MEU.

My lo trang bi cua tau do bo nho doi pho Nga
Tàu đổ bộ Mỹ.

Ngược lại, các tàu LAW sẽ nằm ngoài cấu trúc ARG/MEU. Những tàu đổ bộ LAW sẽ được triển khai ở những địa điểm mà Thủy quân lục chiến Mỹ cần di chuyển từ bờ sang bờ hoặc từ tàu cỡ lớn đổ bộ vào bờ.

Theo Trung tướng Eric Smith, Phó chỉ huy phát triển và hội nhập chiến đấu của Thủy quân lục chiến, LAW là phiên bản nhỏ hơn của tàu đổ bộ truyền thống nhưng có khả năng ngụy trang rất cao, hiệu quả và chi phí thấp.

Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết thêm rằng, Thủy quân lục chiến sẽ mua khoảng 20-30 tàu đổ độ LAW trong giai đoạn từ năm 2023 - 2026. Các tàu sẽ có chiều dài từ 61 đến 122 m với mớn nước chỉ 3,6 m, cho phép hoạt động ở các vùng biển nông và dễ dàng hòa lẫn với các tàu thương mại.

Được thiết kế với những hệ thống điện tử tối tân nên khả năng tự động hóa của tàu rất cao. Tàu có thể mang theo 75 thủy quân lục chiến và có không gian 742m2 để chứa vật tư thiết bị chiến đấu.

Tàu đổ bộ LAW có thể di chuyển với tốc độ 14 hải lý/h, phạm vi hoạt động 3.500 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Các tàu LAW nhiều khả năng được thiết kế dựa trên tàu thương mại với thời gian phục vụ khoảng 10 năm.

 

Nó sẽ được trang bị hệ thống liên lạc đơn giản và chỉ lắp 1 pháo 25mm hoặc 30 mm để tự vệ. Những chiếc tàu này sẽ có một đoạn đường dốc để triển khai binh lính và thiết bị chiến đấu lên bờ, tương tự các tàu đổ bộ xe tăng truyền thống.

CRS ước tính chi phí mỗi tàu khoảng dưới 100 triệu USD. Cùng với chương trình LAW, Mỹ bắt đầu được trang bị tàu đổ bộ đệm khí mới có tốc độ cực nhanh có thể tránh né các đợt tấn công của đối phương.

Thông báo của Hải quân Mỹ hồi tháng 9/2020 cho biết, hai tàu đổ bộ đệm khí mới nhất mang số hiệu LCAC-100 và LCAC-101 được hộ tống bởi tàu nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá đã về tới căn cứ.

Tàu đổ bộ LCAC-100 và LCAC-101 sẽ thay thế LCAC cũ để cung cấp cho Hải quân Mỹ và đội viễn chinh của Lực lượng Thủy quân Lục chiến một phương tiện có khả năng và tốc độ cao đáng tin cậy hơn để đưa binh sĩ cùng thiết bị của họ từ tàu vào bờ.

LCAC-100 và LCAC-101 thực tế là sản phẩm của chương trình phát triển tàu đệm khí mới SSC nhằm thay thế những tàu độ bộ đệm khí LCAC phiên bản tiêu chuẩn được trang bị cho Hải quân Mỹ từ hơn 30 năm nay.

 

Dù có thiết kế tương tự LCAC, nhưng tàu SSC sẽ có một số những cải tiến rõ rệt cho phép tàu có tốc độ cao hơn, tầm hoạt động rộng hơn, tải trọng lớn hơn, đồng thời được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số và một loại động cơ mới.

"Tàu đệm khí mới SSC sẽ có tải trọng lớn hơn, do đó có thể chở theo xe tăng hạng nặng M1A1 để tham chiến", một đại diện của Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết.

Loạt tàu SSC được cho là có thể chở khối lượng hàng tối đa là 74 tấn, trong khi tàu LCAC chỉ có thể chở 60 tấn và có tầm hoạt động ngắn hơn.

Một khi những chương trình này hoàn thành, Mỹ sẽ sở hữu đội tàu độ bộ được đánh giá hàng đầu thế giới - những chiếc tàu có thể hoạt động được trên rất nhiều địa hình khác nhau.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm