Quốc tế

Mỹ-NATO nghiên cứu Pantsir-S1E Nga, đánh giá: ‘Lí tưởng’

Sau khi có thông tin Mỹ nghiên cứu Pantsir-S của Nga, giới chuyên gia quân sự của NATO đã có báo cáo đánh giá cao hệ thống phòng không của Nga.

Mỹ bất lực nếu Nga tấn công bằng tên lửa hành trình / Mỹ sắm 400 sát thủ quyết đâm xuyên lãnh thổ Nga

Mỹ-NATO nghiên cứu Pantsir-S1E thu được ở Libya

Vào tháng 6 năm 2020, tờ The Times của Anh đưa tin về một nhiệm vụ bí mật diễn ra vào tháng 6/2020, quân đội Mỹ đã đưa một hệ thống tên lửa-pháo phòng không (ZRPK) Pantsir-S1E (phiên bản xuất khẩu của Pantsir-S, NATO gọi là SA-22 Greyhound) của Nga ra khỏi chiến trường Libya.

Theo tiết lộ của tờ báo này, một máy bay vận tải hạng nặng C-17A Globemaster III của Không lực Hoa Kỳ hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Zuwara, phía tây Tripoli, để tiếp nhận hệ thống Pantsir-S1 mà quân đội Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) đã thu được từ tay của Quân đội Quốc gia Libya (LNA).

Sau đó, hệ thống này được đưa đến căn cứ không quân Ramstein ở Đức và sau đó, các chuyên gia quân sự của Mỹ và các đồng minh NATO đã tập trung nghiên cứu hệ thống này.

Theo The Times, phiên bản xuất khẩu của Pantsir-S1E khá nổi tiếng trên thế giới vì nó được cung cấp cho các quốc gia khác nhau, kể cả các quốc gia đồng minh của Mỹ như: UAE, Iraq, Iran, Syria, Libya… Tổ hợp cũng được giới thiệu nhiều lần tại các cuộc triển lãm quốc tế, nhưng không nhiều người có thể tiếp cận chi tiết của hệ thống.

Phiên bản Pantsir-S1 của UAE là biến thể xuất khẩu ít nhiều có khác biệt so với loại Pantsir-S quân đội Nga đang sử dụng, nhưng ngay cả khi đó là biến thể thương mại thì việc nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống tên lửa phòng không của Nga vẫn có thể cung cấp cho Hoa Kỳ những dữ liệu hữu ích.

My-NATO nghien cuu Pantsir-S1E Nga, danh gia: ‘Li tuong’
Pantsir-S của Nga đã từng thử nghiệm thực chiến tại Syria

Những lợi ích thu được khi nghiên cứu Pantsir-S

Theo giới chuyên gia quân sự, sau khi nhận được hệ thống này, người Mỹ có thể tháo rời các khối không thể đóng mở để nghiên cứu trình độ của công nghệ, đến việc chế tạo các cụm thiết bị và chi tiết; tìm ra các lỗ hổng của nó để rồi sau này đem sử dụng trong trận chiến.

Ngay cả một nghiên cứu đơn giản về các vật liệu được sử dụng để chế tạo một số bộ phận cũng như chất lượng sản xuất chúng cũng sẽ cung cấp thông tin hữu ích về khả năng công nghiệp - quân sự hiện tại của Nga.

Ngoài ra, việc nắm được công nghệ và những bí mật về tần số sóng radar cũng như kết nối liên lạc của Pantsir-S1E trên chiến trường sẽ giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra được biện pháp đối phó rất hiệu quả với chúng, chưa kể đến khả năng sao chép công nghệ.

Thậm chí nếu không thể nghiên cứu được về radar Pantsir-S1E, họ sẽ nghiên cứu những cụm máy thứ cấp, vì khi vô hiệu hóa chúng thì thiết bị sẽ không thể hoạt động được; ví dụ như hệ thống sưởi ấm hoặc điều hòa không khí.

 

Ngoài phân tích những ưu điểm để học hỏi công nghệ, Mỹ và NATO cũng có thể tìm kiếm những lỗ hổng trên Pantsir-S1E, để tìm cách khắc chế hoặc xuyên phá quan lưới phóng thủ của loại vũ khí được mệnh danh là “Áo giáp” hay “Tấm khiên” (Carapace), hoặc tung ra làm tổn hại đến hình ảnh của loại vũ khí này trên thị trường xuất khẩu vũ khí.

My-NATO nghien cuu Pantsir-S1E Nga, danh gia: ‘Li tuong’
Mỹ-NATO đã nghiên cứu tổ hợp phòng không Pantsir-S1E Nga thu được ở Libya

NATO khen ngợi hệ thống Pantsir-S

NATO gọi hệ thống tên lửa phòng không ZRPK Pantsir-S của Nga là vũ khí lý tưởng để chống máy bay không người lái (UAV) quân sự. Điều này được nêu trong báo cáo của Trung tâm Năng lực Sức mạnh Không quân Chung của NATO (Joint Air Power Competence Center).

Báo cáo chỉ rõ rằng, Pantsir-S ban đầu được các công trình sư Nga lên ý tưởng thiết kế để chuyên đối phó với máy bay tầm thấp và trực thăng của đối phương. Ngoài ra, vũ khí này cũng được lên kế hoạch sử dụng nhằm bảo vệ các hệ thống phòng không tầm xa như S-300 hay S-400 Triumph trước các cuộc tấn công vũ khí chính xác cao.

"Do những đặc điểm này, Pantsir-S rất lý tưởng để chống tất cả các loại máy bay không người lái chiến thuật và nhỏ, đồng thời cho phép thu hẹp khoảng cách hiện có trong các đơn vị phòng không thông thường, giữa các hệ thống đặc biệt để chống UAV cỡ lớn và các tổ hợp chống máy bay không người lái mini” - báo cáo đánh giá cao hệ thống phòng không Nga.

 

Báo cáo của NATO kiến nghị rằng Pantsir và các tổ hợp tương tự gây ra "nguy cơ đe dọa ngày càng tăng" đối với các lực lượng máy bay trinh sát không người lái của không quân và UAV của lục quân trên chiến trường và cần được vô hiệu hóa ngay lập tức.

Báo cáo cũng đặc biệt lưu ý rằng, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ loại bỏ được một tổ hợp "Pantsir-S" của Syria trong khuôn khổ hoạt động quân sự "Lá chắn mùa xuân” (Operation Spring Shield) ở Idlib. Vụ tiêu diệt này được đánh giá là một thành công quan trọng "để đạt được các mục tiêu của toàn bộ chiến dịch”.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm