Quốc tế

Mỹ bất lực nếu Nga tấn công bằng tên lửa hành trình

Tháng 2/2021, Quốc hội Mỹ đã công bố một báo cáo công khai có tựa đề "Phòng thủ tên lửa hành trình quốc gia: Thách thức và giải pháp thay thế".

Nga chào bán phương tiện tác chiến ở mọi nơi / Đặc nhiệm Đức bị nhầm là khủng bố khi đang diễn tập ở Mỹ

Tài liệu được chuẩn bị theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban quân lực Hạ viện, nó được dành để xác định mức độ bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ khỏi các tên lửa hành trình tầm xa, một loạt biện pháp nhằm tạo ra một hệ thống phòng thủ và số tiền tài trợ cần thiết.

Cần lưu ý rằng các quan chức Mỹ đã quan tâm đến vấn đề này trước đây. Đặc biệt, người đứng đầu Bộ Tư lệnh phía Bắc của các Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ - Tướng Laurie Robinson.

Vào tháng 3/2018, tại các phiên điều trần ở Ủy ban Quân lực Thượng viện, ông ta đã lưu ý rằng: "Khoảng cách lớn hơn chúng ta từng thấy trước đây. Các hệ thống vũ khí gây ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với Bắc Mỹ do tầm hoạt động xa của chúng".

Tướng Robinson nói thêm: "Tôi lo ngại về khả năng của các tên lửa hành trình mới hơn có thể được phóng từ máy bay ném bom hoặc tàu ngầm từ khoảng cách xa hơn so với các hệ thống cũ và xuyên thủng hệ thống phòng không của chúng ta".

Theo người đứng đầu Bộ Tư lệnh phía Bắc, để bảo vệ chống lại các tên lửa hành trình mới nhất, cần tiếp tục đầu tư phát triển radar và hệ thống phòng thủ, cũng như xây dựng chiến thuật và phương pháp mới để chống lại tên lửa của Nga.

Hãy quay trở lại báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ (sau đây gọi là Văn phòng hoặc CBO). Các tác giả của tài liệu đã đưa ra một kết luận đáng thất vọng.

Đây là một trích dẫn: “Trong những năm gần đây, có nhiều lo ngại rằng một loại vũ khí khác - tên lửa hành trình để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất đứng yên và đang di chuyển - cũng có thể gây ra mối đe dọa cho lãnh thổ Hoa Kỳ".

"Thật không may, các hệ thống mà Quân đội Mỹ đã triển khai để bảo vệ đất nước khỏi các đầu đạn tên lửa đạn đạo bay trên bầu khí quyển không phù hợp để chống lại các tên lửa hành trình bay gần bề mặt trái đất”.

Theo Văn phòng, nhiệm vụ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia chống lại tên lửa hành trình là khả thi, nhưng tốn kém. Chi phí triển khai hệ thống này và vận hành nó trong 20 năm, tùy thuộc vào kiến ​​trúc đã chọn, dao động từ 75 - 465 tỷ USD.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tiềm năng này bao phủ 48 bang của Mỹ và Đặc khu Columbia. Việc xây dựng hệ thống bảo vệ trước sự tấn công bằng tên lửa hành trình ở Alaska, Hawaii và một số vùng lãnh thổ khác, ví dụ như nước láng giềng Canada, sẽ làm tăng chi phí nói trên.

Các tính toán được thực hiện theo một số hạn chế hoạt động nhất định, trong đó giả định sự hiện diện tại một thời điểm và địa điểm của không quá 8 tên lửa phòng không tầm xa và 2 tiêm kích đánh chặn. Rõ ràng là không thể đẩy lùi cuộc tấn công lớn bằng tên lửa hành trình với các lực lượng này, ngay cả với 100% hiệu quả chiến đấu.

Để ví dụ, báo cáo trích dẫn tàu ngầm đa năng chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga thuộc Dự án 885 "Yasen", có 32 tên lửa hành trình trong 8 silo phóng thẳng đứng, nó có thể mang 4 tên lửa 3M55 Onyx trong mỗi silo trong số 8 hầm phóng thẳng đứng, 5 tên lửa 3M14 Calibre có đường kính nhỏ hơn hoặc 4 tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Zircon đầy hứa hẹn. Trong khi tàu ngầm Dự án 885M "Yasen-M" có 10 hầm phóng thẳng đứng.

Thực tế chỉ ra rằng ngay cả khía cạnh lý thuyết của phòng thủ tên lửa của Mỹ chống lại tên lửa hành trình không được thiết kế cho một cuộc tấn công lớn. Có nghĩa là đối với một quốc gia như Nga, việc phòng thủ tên lửa không gây trở ngại nghiêm trọng.

My bat luc neu Nga tan cong bang ten lua hanh trinh
Mỹ không đủ khả năng đối phó cuộc tấn công trên quy mô lớn của tên lửa hành trình Nga

Hãy nói về chủ đề tên lửa hành trình siêu thanh, nó thậm chí còn thú vị hơn. Vấn đề chống lại loại mối đe dọa này đã không được nghiên cứu trong báo cáo của Văn phòng: “CBO không xem xét các biện pháp phòng thủ để đánh bại mối đe dọa siêu thanh trong báo cáo này. Một kiến ​​trúc phòng thủ khác có thể cần được phát triển để bảo vệ Mỹ khỏi các tên lửa siêu thanh tiềm năng”.

Cần nhắc lại vào năm 2022, Nga có kế hoạch đưa vào trang bị tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Zircon trên biển. Phạm vi bay của nó vượt quá 1.000 km và tốc độ đạt Mach 8 - 9. Các thử nghiệm từ tàu nổi đã thành công, việc thử nghiệm từ tàu ngầm vẫn được tiếp tục.

Dự kiến vào năm tới, Hải quân Nga sẽ bắt đầu nhận được tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Zircon, và Mỹ thậm chí không có khái niệm lý thuyết về cách đối phó với mối đe dọa như vậy.

Sẽ rất thích hợp để nhắc lại một sự phát triển đầy hứa hẹn khác của Nga - tên lửa hành trình chiến lược Burevestnik tầm bắn không giới hạn với động cơ hạt nhân, sẽ được đưa vào sử dụng trong vài năm tới. Các đặc điểm của nó về phạm vi bay giúp có thể xâm nhập từ bất kỳ phía nào, vượt qua các khu vực phòng không và phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Hàng không chiến lược Nga có tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-101 (với đầu đạn thông thường) và Kh-102 (với đầu đạn nhiệt hạch), có tầm bay tối đa lên tới 5.500 km. Tên lửa này có tốc độ cận âm, nhưng được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ giảm tín hiệu radar. Độ lệch đối với biến thể Kh-101 là trong vòng 7 mét ở phạm vi 5.500 km.

 

Như vậy, hiện tại Mỹ không có hệ thống phòng không chống tên lửa hành trình. Các phương án xây dựng kiến ​​trúc của một hệ thống phòng thủ tên lửa đầy hứa hẹn nhằm chống lại mối đe dọa này được tính toán ở mức tối đa cho một cuộc tấn công hạn chế. Theo đó đối với Nga - nước có khả năng tấn công tên lửa hành trình lớn, hệ thống phòng thủ tên lửa tiềm năng này sẽ không phải là trở ngại đáng kể.

Liên quan đến việc biên chế các tên lửa hành trình đầy hứa hẹn, cả siêu thanh và tầm bắn không giới hạn với động cơ hạt nhân vào kho vũ khí của Lực lượng vũ trang Nga trong những năm tới, khả năng Mỹ kịp tạo ra một hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiệu quả trong tương lai gần được ước tính là gần bằng không.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm