Quốc tế

Mỹ, Nga, Trung Quốc gia tăng cuộc đọ sức trong không gian

Vừa qua, ba phi hành gia Trung Quốc đã từ tàu Thần Châu-12 sang trạm không gian Thiên Cung, bắt đầu các hoạt động. Tới đây Mỹ, Nga cũng sẽ khởi động chương trìnhđưa người lên Mặt Trăng.

Vì sao tên lửa chống hạm tầm xa ‘ưng kích’ 62 sớm bị Trung Quốc loại biên? / Vì sao Mỹ chưa sẵn sàng gửi vaccine COVID-19 thừa ra nước ngoài?

Mỹ đã thông qua kế hoạch Artemis đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2024 (Ảnh: Chinatimes).

Mỹ đã thông qua kế hoạch Artemis đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2024 (Ảnh: Chinatimes).

Ngày 18/6, một nhóm chuyên gia do ông Bill Nelson, Cục trưởng NASA, dẫn đầu đã nhấn mạnh rằng Mỹ phải luôn "canh chừng người Trung Quốc" (Watch the Chinese), vì vậy chính phủ Joe Biden cần phân bổ thêm ngân sách cho NASA; Mỹ đã phê chuẩn Dự án Artemis đưa người trở lại Mặt Trăng vào năm 2024 giữa lúc Thế giới phương Tây đang dấy lên những tiếng kêu "Trung Quốc đã thách thức sự thống trị không gian của Mỹ".

Có một thời gian, từ Bắc Kinh đến Washington đều bị cuốn một cách thụ động vào cuộc chạy đua không gian, ít ai nghĩ rằng ngoài Trung Quốc và Mỹ, sẽ có kẻ thách thức thứ ba trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Đó chính là Nga đã xác nhận kế hoạch đổ bộ lên Mặt Trăng chung Trung - Nga và thông báo rằng họ sẽ khởi động dự án "Trạm không gian quỹ đạo quốc gia" (ROSS) vào năm 2025. Cuộc đọ sức trong không gian giữa Trung Quốc, Mỹ và Nga do đó đã bước vào giai đoạn tăng tốc.

Mỹ, Nga, Trung Quốc gia tăng cuộc đọ sức trong không gian ảnh 1

Phác thảo mô hình căn cứ trên Mặt Trăng Nga - Trung (Ảnh: chinatimes).

Cũng vào ngày 11/6, ông Dmitry Rogozin, Chủ tịch Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Nga, đã có một cuộc phỏng vấn với tờ báo khổ nhỏ có số lượng phát hành lớn nhất Nga Komsomolskaya Pravda và nói rõ về các kế hoạch trong tương lai của ROSS.

Rogozin thẳng thắn chỉ ra rằng mặc dù Nga vẫn sẽ phóng phi thuyền "Nauka" cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào ngày 15/7 theo kế hoạch, và đảm bảo rằng ISS vẫn có thể hoạt động như kế hoạch cho đến khi nó nghỉ hưu vào năm 2030. Tuy nhiên, Nga cũng sẽ kết thúc mối quan hệ hợp tác với ISS sau năm 2026 và bắt đầu xây dựng trạm vũ trụ với "các bộ phận có thể thay thế" và phóng khoang lõi đầu tiên vào năm 2025.RIA Novosticũng chỉ ra trong một bản tin ngày 11/6 rằng Nga có kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ quỹ đạo thấp, đa chức năng kiểu "mô-đun".

Trên thực tế, kế hoạch trạm vũ trụ của Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Nga đã có một số manh mối vào tháng 2/2021. Sau khi ông Rogozin báo cáo kế hoạch làm việc với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 11/2, ông Putin cùng ngày nhấn mạnh rằng Nga cần tiếp tục thúc đẩy dự án không gian có người lái một cách nhịp nhàng. Vì chỉ thị này được ban hành gần như cùng lúc với bản ghi nhớ về dự án trạm nghiên cứu mặt trăng Trung-Nga được Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin phê duyệt vào ngày 12/2, thế giới bên ngoài từng nghĩ rằng dự án vũ trụ có người lái của Nga do kinh phí hạn chế có thể trở thành một một phần của dự án đổ bộ Mặt Trăng chung Trung-Nga trong tương lai.

Mỹ, Nga, Trung Quốc gia tăng cuộc đọ sức trong không gian ảnh 2

Phác đồ ý tưởng Trạm Không gian ROSS của Nga (Ảnh: Hk01).

Tuy nhiên, khi Nga tuyên bố rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế vào ngày 18/4/2021 và bắt đầu trưng bày khoang lõi "Almaz-2" và các thiết bị khác được bảo quản trước khi Liên Xô tan rã, thế giới bên ngoài mới phát hiện ra rằng Nga, vốn có nền tảng kỹ thuật độc lập, đã không đáp ứng được yêu cầu thay thế các thiết bị của Mỹ và đưa người lên không gian và những nhân sĩ giới không gian Nga vẫn còn lưu giữ ký ức thời Liên Xô và những người tầng lớp quyết sách vẫn đang dự tính kế hoạch lớn.

Dự án ISS được khởi động vào năm 1998 đã trở thành biểu tượng của sự khuất nhục của ngành hàng không vũ trụ Nga. Vì là một trong những lõi của ISS, Module hậu cần “Zvezda” ban đầu là khoang lõi của trạm vũ trụ "Mir-2" (Hòa Bình-2) trong thời Liên Xô. Sau khi dự án hoàn thành vào năm 1985, nó đã được sửa đổi thành Dự án "Mir-1.5" sau khi Liên Xô tan rã, được sử dụng như một kế hoạch để kéo dài tuổi thọ phục vụ của trạm vũ trụ "Mir". Sau đó năm 1992 nó được sửa đổi thành phương án "Mir- 2" bao gồm 5 khoang không gian.

Mỹ, Nga, Trung Quốc gia tăng cuộc đọ sức trong không gian ảnh 3

Trạm không gian quốc tế ISS của Mỹ bị Nga chê là quá già cỗi và dần chấm dứt hợp tác (Ảnh: Hk01).

Tuy nhiên, do Mỹ từ bỏ chương trình không gian "Tự do" (Space Station Freedom Project) sau năm 1990 và chuyển sang mua và tiếp nhận nguồn cung cấp không gian của Nga nên sau khi tan rã, chính quyền Nga đã nhanh chóng từ bỏ chương trình "Mir-2" do tình hình kinh tế Nga; thiết kế dự kiến ​​ban đầu cho "Mir-2" cuối cùng đã được tích hợp vào ISS.

Hiện tại, trước thực tế là Mỹ sở hữu 11 trong số 15 mô-đun của ISS, Nga chỉ sở hữu 4 trong số đó, sau nhiều năm tranh luận, cuối cùng Nga đã quyết định không tiếp tục đóng góp thêm cho ISS do Mỹ đứng đầu. Khi Nga sau tháng 10/2020 từng bước xác định một kế hoạch đơn giản bao gồm cabin lõi, cabin sản xuất chuyên dụng, cabin hậu cần và hậu cần, cabin nền tảng và cabin thương mại, Tập đoàn hàng không vũ trụ Nga đã khởi động lại "Almaz-2" và các thiết bị khác "Sau khi thiết bị khoang vũ trụ dựa trên dự án “Mir-2” và “Almaz-2”, việc phát triển và vận hành trạm ROSS sẽ trở nên khả thi.

 

Mỹ, Nga, Trung Quốc gia tăng cuộc đọ sức trong không gian ảnh 4

Phác đồ cảnh tàu Thần Châu-12 kết nối với mô-đun lõi Thiên Hòa của Trạm không gian Thiên Cung (Ảnh: CCTV).

Ở một khía cạnh nào đó, hoạt động của trạm ROSS cũng có thể là một dịp quan trọng để Nga tuyên bố về khả năng không gian của mình với các bên Trung Quốc, Mỹ và châu Âu. Khi Rogozin tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh không gian gần đây rằng Nga đang thảo luận với Pháp để chuyển đổi Trung tâm Vũ trụ Guyana để nó có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ không gian có người lái, động thái của Nga đối với Liên minh châu Âu cũng cho thấy một thực tế, đó là, gần quỹ đạo Trái đất trong Thế kỷ 21 không chỉ có Trung Quốc và Mỹ, mà còn có cả Nga.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm