Mỹ tự tin tuyên bố, thời đại của 'hỏa thần' RPG-7 Liên Xô đã chấm dứt
Với việc trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Trophy của Israel, những chiếc xe tăng M1A2C Abrams của Mỹ đã chính thức miễn nhiễm trước đòn tấn công của súng chống tăng RPG-7 do Liên Xô sản xuất.
Mỹ độ chế F-15 quyết ăn thua với...Su-35? / Nga dần loại bỏ tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thời Liên Xô
Với việc nâng cấp thêm hệ thống phòng vệ chủ động, những chiếc xe tăng M1A2C Abrams đã trở thành quái thú đáng sợ trên chiến trường. Được biết Mỹ đã chọn mua hệ thống phòng vệ chủ động Trophy do Israel phát triển.
Hệ thống Trophy đã thể hiện xuất sắc trong thực chiến khi có thể đánh chặn tốt trước các loại vũ khí chống tăng của đối phương, bao gồm cả RPG-7.
Không có gì bất ngờ khi súng chống tăng RPG-7 trở thành một trong ba vũ khí xuất khẩu thành công nhất của Nga ở nửa đầu thế kỷ XX.
Chính triết lý vàng của Liên Xô trong sản xuất vũ khí là: dễ sản xuất, dễ sử dụng, uy lực mạnh và giá thành rẻ đã khiến cho dòng vũ khí này trở thành huyền thoại.
Nếu không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động, mọi xe tăng đều rất khó bảo toàn một khi bị loại vũ khí này tấn công. Do dễ sử dụng và cơ động nên RPG-7 thường được tổ chức thành các đội nhóm để bắn vào những chỗ nguy hiểm của xe tăng.
RPG-7 thể hiện uy lực mạnh khiến phương Tây bất ngờ
Trước đây chỉ cần một quả đạn RPG-7 cũng đủ để phá hủy xe tăng Mỹ. Hiện nay xe tăng được trang bị nhiều tầng lớp bảo vệ nên cần nhiều phát bắn hơn nếu muốn vô hiệu hóa hoàn toàn chúng.
Được biên chế cho quân đội Liên Xô từ năm 1961 và thực chiến trong suốt khoảng thời gian dài từ đó tới nay, không ai có thể nghi ngờ về độ tin cậy của dòng súng chống tăng vác vai RPG-7 đầy nguy hiểm này.
"Trong nửa thế kỷ qua, đã có khoảng 9 triệu súng chống tăng RPG-7, gồm nhiều biến thể khác nhau, được chế tạo.
"Cơ chế sử dụng đơn giản, dễ chế tạo chính là lợi thế lớn nhất giúp RPG-7 trở thành vũ khí chống tăng vác vai tin cậy và phổ biến nhất thế giới", chuyên gia quân sự Nga A. Kotz đánh giá.
Với nhiều loại đạn được trang bị có đường kính từ 40 tới 105mm, súng RPG-7 có thể vô hiệu hóa hầu hết những xe tăng và xe bọc thép hiện đại ngày nay.
Không những thế, loại súng này có thể phá hủy công sự và bộ binh địch từ khoảng cách trên 300m.
"Điểm mạnh của RPG-7 là khả năng nâng cấp mở rất lớn chỉ đơn giản bằng việc tăng kích cỡ và kiểu đầu đạn trang bị để tăng hiệu năng tác chiến tổng thể. Những biến thể nâng cấp mới như RPG7V2 và UP-7V có khả năng chiến đấu không thua kém các dòng vũ khí chống tăng hiện đại", chuyên gia A. Kotz bật mí.
Kể từ khi ra mắt, RPG-7 có mặt trong hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới. Mỹ là quốc gia chịu nhiều thiệt hại nhất từ loại vũ khí này.
Trong chiến tranh Iraq, một nửa tổn thất của lực lượng tăng thiết giáp Mỹ là bởi súng RPG-7 gây ra.
Điều ngạc nhiên chính Nga cũng là nước chịu thiệt hại kinh hoàng từ chính loại súng do họ chế tạo.
Hiện nay loại súng này được sử dụng tại chiến trường Syria tiếp tục gây thiệt hại cho cả loại xe tăng T-90.
RPG-7 sử dụng nguyên lý phóng khí động cân bằng, hoàn toàn khác phương pháp phóng của thế hệ súng chống tăng RPG-4. Đầu đạn của RPG-7 cũng có những cải tiến khác xa với thế hệ trước.
Phương pháp khí động là phương pháp dùng các 'tuye' thay đổi tốc độ áp suất dòng khí.
RPG-7 có đường kính trong 40 mm, cỡ đạn to hơn cỡ nòng, thuốc phóng được nhồi vào chuôi quả đạn.
Giữa thân súng phình to ra thành một buồng rộng, đây là buồng đốt, chứa liều phóng. Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí. Chỗ phình ra của nòng có ốp lót chống nóng vai xạ thủ.
RPG-7 dài 953 mm khi không đạn và 1,340 mét với đạn PG-7. Trọng lượng rỗng 7,9 kg và tăng thêm 2,25 kg khi lắp thêm đạn thông dụng PG-7.
Súng có hai tay cầm, với người thuận bên phải thì tay phải đặt trước, trái sau. Cấu tạo của RPG-7 làm cho áp suất không tăng quá nhanh như RPG-4. Khi áp suất cao, cấu tạo 'tuye' xoáy trong nòng làm áp suất đồng đều và đẩy viên đạn đi.
Nhờ cấu tạo này, sơ tốc đạn lớn nhưng tiếng nổ trầm do áp suất giảm chậm. Chấn động tiếng nổ đầu nòng rất mạnh và nguy hiểm, chính vì thế phần cuối súng được thiết kế với độ loe lớn để thoát khí phản lực khi bắn.
Hiện có khoảng trên 50 nước sử dụng loại súng này, chúng đã có mặt trong hầu hết những cuộc chiến tranh và xung đột từ khi nó ra đời cho đến nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo