Quốc tế

Báo chí Trung Quốc tiết lộ thêm chi tiết về việc triển khai tiêm kích tàng hình J-20

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV-7 đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về việc đưa vào biên chế các đơn vị tiêm kích tàng hình tàng hình thế hệ mới J-20.

Rò rỉ hình ảnh tiêm kích tàng hình Trung Quốc trên mô hình tàu sân bay mới / Xe tăng T-34 "dung hợp" tiêm kích MiG-21 tạo ra Big Wind - Xe cứu hoả mạnh nhất thế giới

J-20 là một trong hai tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm được triển khai từ cấp phi đội trên thế giới, chiếc còn lại là F-35 của Mỹ. Tiêm kích tàng hình này được đưa vào phục vụ trong quân đội Trung Quốc (PLA) từ tháng 3 năm 2017. Máy bay này có chi phí nghiên cứu và phát triển khoảng 4,5 tỷ USD - ít hơn 10% so với F-35.

J-20 hiện được coi là một trong những tiêm kích tàng hình chiếm ưu thế trên không hàng đầu thế giới và thiết kế của nó đã được cải thiện đáng kể kể từ khi đi vào hoạt động với sự tích hợp của hệ thống điện tử hàng không, lớp phủ tàng hình và động cơ mới.

Bản tin gần đây từ CCTV cho hay, Lực lượng Không quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đã triển khai một lữ đoàn J-20 mới, biến thể tăng cường của J-20A, trực thuộc Bộ Tư lệnh quân khu Phương Bắc, trở thành một trong những đơn vị đầu tiên được triển khai ngoài Bộ tư lệnh quân khu miền Đông và miền Nam, vốn được ưu tiên nhận các tiêm kích tàng hình mới. Tiêm kích tàng hình J-20A trong lữ đoàn mới tích hợp động cơ WS-10C mới do Trung Quốc tự phát triển, được quảng cáo là mang lại hiệu suất cải thiện nhiều so với các phiên bản động cơ trước đó được trang bị cho J-20.

Tiêm kích tàng hình J-20.
Tiêm kích tàng hình J-20.

WS-10C là động cơ thứ ba được sử dụng bởi các tiêm kích tàng hình J-20. Máy bay này ban đầu sử dụng AL-31FM1 của Nga vốn được sản xuất cho máy bay tiêm kích bom Su-34, trước khi chuyển sang một biến thể WS-10 cũ hơn.

WS-10C được coi là một trong những động cơ tiêm kích tàng hình thế hệ thứ tư có năng lực nhất trên thế giới, mặc dù nó vẫn còn kém tương đối xa so với động cơ Saturn 30 của Nga, đang được phát triển cho tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57, hay động cơ WS-15 của chính Trung Quốc, dự kiến ​​được tích hợp trên các thế hệ tiêm kích tàng hình J-20 trong tương lai. Một biến thể mới của J-20, dòng J-20B, được đưa vào sản xuất vào năm 2020 và hiện nay có tin nói một biến thể hai chỗ ngồi dự kiến sẽ ra mắt.

Khi được đưa vào trang bị từ mùa xuân năm 2017, tiêm kích tàng hình chiếm ưu thế trên không thế hệ thứ năm Chengdu J-20 của Trung Quốc đã trở thành tiêm kích tàng hình tàng hình hoạt động duy nhất được phát triển bên ngoài Mỹ, một biểu tượng nổi bật cho thấy Trung Quốc nổi lên như một nhà sản xuất máy bay quân sự hiện đại hàng đầu. Máy bay này là một tiêm kích tàng hình chiếm ưu thế trên không hạng nặng, được kỳ vọng sẽ kế nhiệm chiếc J-11B trước đây đã hình thành trụ cột của không quân Trung Quốc.

J-20 được thiết kế để đảm nhận cùng một vai trò với tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ. Trong khi J-20 được tích hợp nhiều công nghệ mới hiện đại từ cảm biến và vũ khí cho đến việc giảm tiết diện radar, một khiếm khuyết lơn là việc nó phụ thuộc vào động cơ AL-31FM2 của Nga. Những động cơ này lần đầu tiên được đưa vào trang bị trong Không quân Nga vào năm 2014 và được phát triển cho tiêm kích tàng hình tấn công thế hệ 4 ++ Su-34.

 

Các động cơ AL-31FM2 cũng có nhiều điểm tương đồng với động cơ AL-41F-1S được phát triển cho tiêm kích Su-35 của Nga, nhưng mạnh hơn một chút. Trung Quốc đã mua một số ít Su-35 và nhiều người cho rằng đó là bởi họ muốn học hỏi công nghệ là chính, nhằm đến một lúc nào đó tự phát triển động cơ của riêng mình.

Kể từ đó, các nỗ lực đã được thực hiện để phát triển các động cơ bản địa phù hợp với J-20. Hiện đã có ít nhất hai thiết kế. Đó là WS-10 và WS-15.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm