Mỹ nhận đối thủ của Iskander-M sớm hơn kế hoạch
Nga cấm Thổ Nhĩ Kỳ bán S-400 cho Mỹ / Hệ thống Filin của Nga đã được thử nghiệm trên vũ khí Mỹ
Thông tin này được Thiếu tướng Tướng John Rafferty thuộc Lục quân Mỹ cho biết, căn cứ vào tiến độ thử nghiệm, lực lượng này sẽ được nhận những hệ thống PrSM đầu tiên vào năm 2023 - sớm hơn kế hoạch được công bố trước đó 4 năm.
"Những hệ thống PrSM đầu tiên sẽ được chúng tôi ưu tiên trang bị cho các đơn vị đồn trú tại châu Âu làm đối trọng với hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M của Nga", vị tướng Mỹ cho biết.
Mỹ thử PrSM. |
Theo thiết kế ban đầu, PrSM có tầm bắn tối đa không vượt quá 500km. Tuy nhiên Lục quân Mỹ đã yêu cầu tăng tầm bắn của PrSM lên tới 750km (xa gấp rưỡi tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga).
Với tầm bắn mới, PrSM có khả năng tấn công tương đương với các dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhưng vẫn sử dụng được trên khung gầm pháo phản lực M270 và M142 và có kích thước tổng thể nhỏ hơn số đạn mang theo lên tới 4 quả cho mỗi bệ phóng.
Hiện Mỹ đã tiến hành một số thử nghiệm thành công với PrSM. Tất cả đều được thực hiện trong năm 2019. Nguyên mẫu tên lửa PrSM trong các vụ phóng thử nghiệm đã đạt tầm xa 240km và được xác nhận đạt tầm trên 500km trong các vụ phóng thử sắp tiếp theo.
Trong giai đoạn cuối, vũ khí này sẽ được thử sức với tầm bắn tối đa khoảng 750km. Hướng phát triển của PrSM sẽ giúp Mỹ có được vũ khí tiến công chiến thuật mới có tính năng tương đương hoặc vượt trội với dòng Iskander-M của Nga.
Đặc biệt, theo tiết lộ của tướng Mỹ John Rafferty, khi chính thức đi vào trang bị, tên lửa PrSM đủ khả năng xuyên thủng hàng phòng thủ tối tân của Nga dù có S-400.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật PrSM Mỹ sẽ được sử dụng chủ yếu để chọc thủng hệ thống phòng không của Nga. Trong khi đó ở Thái Bình Dương loại vũ khí này có chức năng chống các tàu chiến của Trung Quốc.
"Thay vì hoãn phóng đến cuối năm 2020 như ban đầu, công việc này đã được thực hiện trong năm 2019 nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện vũ khí và giúp Mỹ có thêm phương án đối phó với đối thủ trong tình hình mới", Tướng Mỹ nói.
Việc phát triển hệ thống PrSM là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của công nghiệp quốc phòng Mỹ.
"Chúng ta phải phát triển các hệ thống vũ khí tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất. Thất bại trong việc phát triển hệ thống tên lửa này sẽ bị các đồng minh đặt câu hỏi về năng lực của Mỹ trong việc đảm bảo cân bằng với sự đe dọa từ phía Nga", vị tướng Mỹ cho biết thêm.
Nhưng giới quân sự Mỹ cho rằng, tồn tại của PrSM là thiếu phiên bản tên lửa có khả năng tấn công tầm xa tới 2.500km, tương tự như Iskander với biến thể tên lửa hành trình.
Nhưng do học thuyết quân sự của Mỹ khác với Nga, sự thiếu sót của PrSM có thể được bù đắp bởi các loại tên lửa tiến công đường không hay từ chiến hạm khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo