Quốc tế

Mỹ: Ông Zelensky có thể yêu cầu "Mỹ gỡ cấm vận cho Nga" để đổi lại hòa bình cho Ukraine

Đây là động thái mang tính bước ngoặt và củng cố vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga.

Bộ Quốc phòng Nga: Quân đội tung "đòn sấm sét", hủy diệt 51 mục tiêu quân sự của Ukraine trong 1 đêm / VZ: Quân đội Nga vừa "triệt đường sống" loạt khí tài Ukraine sắp nhận từ Phương Tây - Vì sao?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã được Washington "bật đèn xanh" trong một động thái gần đây. Theo đó, ông Zelensky có thể đề nghị giảm nhẹ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga để đổi lấy việc Nga chấm dứt cuộc tấn công quân sự nhằm vào Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra đề xuất như vậy vào ngày 3/4 vừa qua, xác nhận trong một cuộc phỏng vấn của NBC News rằng ông Zelensky có khả năng đàm phán về việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đối với Nga để đổi lại hòa bình cho Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky


Ông cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ hỗ trợ bất cứ điều gì mà người dân Ukraine muốn để kết thúc chiến tranh.

Ông Blinken nói: "Chúng tôi sẽ xem xét những gì Ukraine đang làm và những gì họ muốn làm. Và nếu Ukraine kết luận rằng có thể có cách để kết thúc cuộc chiến này, chấm dứt chết chóc và tàn phá và tiếp tục khẳng định độc lập và chủ quyền của mình - và cuối cùng là yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga - tất nhiên, chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho điều đó".

Mỹ và các đồng minh đang làm mọi điều có thể để củng cố vị thế của Kiev trên bàn đàm phán, nhưng các lệnh trừng phạt nhằm tác động đến hành động của Nga - chứ sẽ không duy trì vô thời hạn - ông Blinken nói.

Ông phủ nhận gợi ý của người dẫn chương trình NBC Chuck Todd rằng bây giờ không phải là lúc để đàm phán nhượng bộ với Nga, nói rằng việc làm thế nào để kết thúc chiến tranh ở Ukraine là tùy thuộc vào người Ukraine. Ông cũng bác bỏ câu bình luận của Todd rằng tổng thống Nga không nên được phép tiếp tục nắm quyền, nói rằng tương lai của ông Vladimir Putin phụ thuộc vào người dân Nga.

 

Mặc dù ông Blinken lập luận rằng ông Putin đã không hoàn thành "các mục tiêu" ở Ukraine - khuất phục Kiev, thể hiện sức mạnh quân sự của Nga và gây chia rẽ các thành viên NATO - ông nói việc theo đuổi các cuộc đàm phán ngoại giao vẫn là điều cần làm.

“Mặc dù ông ấy đã bị chùn bước, mặc dù tôi tin rằng đây đã là một thất bại chiến lược đối với ông Vladimir Putin, sự tàn phá mà ông ấy đang gây ra mỗi ngày ở Ukraine... vì vậy, chúng tôi cũng rất quan tâm đến việc kết thúc những vấn đề đó," ông Blinken tuyên bố.

Các nhà lãnh đạo khác đã gợi ý rằng phương Tây nên cứng rắn với những lời cam kết về việc giảm bớt các lệnh trừng phạt để tránh việc mang lại lợi ích cho Nga hoặc giúp ông Putin vượt qua cuộc khủng hoảng mà không bị tổn hại.

Trên thực tế, cuối tuần trước, ông Biden đã khiến nhiều người bất ngờ khi nói rằng ông Putin “không thể tiếp tục nắm quyền”. Sau đó, ngoại trưởng Mỹ Blinken buộc phải lên tiếng đính chính, nói rằng Mỹ không tìm cách thay đổi chế độ ở Nga hay bất kỳ nơi nào khác.

Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng tỏ ra đồng ý với ông Blinken, nói rằng Mỹ nên hỗ trợ người Ukraine khi họ chọn "con đường tốt nhất để tiến về phía trước" cho đất nước của họ.

 

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm