Quốc tế

Nỗi sợ chiến tranh bao phủ khắp châu Âu: Những câu hỏi thật khó trả lời!

Với rất nhiều người châu Âu ở thời đại hậu các cuộc xung đột Balkan vào những năm 1990, đây là lần đầu tiên họ cảm thấy nỗi sợ về chiến tranh.

Chuyên gia: Ukraine không phải là Tank Biathlon - Cái Quân đội Nga cần chỉ là thời gian! / Business Insider: Dân Ukraine mời rượu và bánh tẩm độc cho lính Nga - 2 lính tử vong, 28 người hấp hối

Những ngày này tại châu Âu, bóng ma đại dịch Covid-19 đã bị phủ lên bởi mối lo khác: chiến tranh.

Khi nhiều người ở châu Âu vật lộn với cú sốc khi đối mặt với một cuộc chiến ngay trước cửa nhà họ, các giáo viên nói rằng, ở ngay tại các lớp học, họ còn phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa của những đứa trẻ lo lắng đặt ra về cuộc xung đột ở Ukraine.

Nỗi sợ chiến tranh bao phủ khắp châu Âu: Những câu hỏi thật khó trả lời! - Ảnh 1.

Cô giáo Tara Harmer phát biểu trước lớp học tại buổi thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine ở trường tiểu học Heron Way, Horsham, Anh, vào ngày 21/3. Ảnh: NYT

"Tôi nhận được 100 câu hỏi"

Vừa trở về lớp học sau giờ ra chơi vào một buổi sáng đẹp trời, những đứa trẻ đã đặt ra rất nhiều câu hỏi cho giáo viên.

"Nước Nga đã quá lớn, vì sao lại muốn nhiều vùng đất hơn nữa?", cậu bé Max, 11 tuổi, đang dán mắt vào tập bản đồ châu Âu hỏi giáo viên.

Jessica, 11 tuổi, ngồi bó gối trên ghế băn khoăn hỏi: "Tại sao hầu hết những người muốn chiến tranh đều là đàn ông?". Issy, 11 tuổi, quay sang nói với giáo viên: "Cô sẽ ở lại và chiến đấu để bảo vệ đất nước khi xảy ra chiến tranh chứ?".

Tara Harmer, một giáo viên 36 năm, suy nghĩ vài giây trước khi trả lời. "Đó là một điều khó khăn, phải không?", cô giáo trước các học sinh tiểu học của mình ở trường Horsham, một thị trấn ở miền nam nước Anh.

"Nhiệm vụ của cô là bảo vệ các em", cô giải thích và nói thêm: "Cô nghĩ rằng mình sẽ ở lại chiến đấu cho đất nước của mình".

 

Khi người châu Âu phải vật lộn với cú sốc khi đối mặt với một cuộc chiến ngay trước cửa nhà của họ và những thông tin về chiến tranh liên tục dồn đến một cách điên cuồng, nhiều giáo viên đã có rất ít thời gian để xử lý những gì đang xảy ra - họ phải nhanh chóng có câu trả lời để giải đáp mọi thắc mắc của bọn trẻ.

Nỗi sợ chiến tranh bao phủ khắp châu Âu: Những câu hỏi thật khó trả lời! - Ảnh 2.

Các câu hỏi của học sinh trong lớp của cô Harmer về cuộc chiến ở Ukraine được viết trên giấy ghi chú. Ảnh: NYT

Sandro Pellicciotta, người dạy môn địa lý tại một trường trung học ở thành phố Bologna, miền bắc Italy, cho biết: "Tôi nhận được 100 câu hỏi. Và thành thật mà nói, tôi khá sợ phải nói những điều vô nghĩa".

Học sinh ngày nay được sinh ra cách xa thời đại hậu các cuộc xung đột Balkan vào những năm 1990, và một số trẻ mới chập chững biết đi khi cuộc chiến ở Syria đang thời khốc liệt nhất.

Không có cuộc xung đột nào mà chúng đủ lớn để ghi nhớ và cập nhật trên TikTok như cuộc chiến ở Ukraine, một nơi quá gần quê hương đến như vậy.

 

Khoảng cách giữa thế giới của chúng và thế giới của địa chính trị đã trở nên xa lạ, và các giáo viên đã phải vật lộn để xoa dịu nỗi lo rằng cuộc chiến này có thể ảnh hưởng đến tất cả chúng.

Sau 2 năm xảy ra đại dịch, chiến tranh càng làm suy yếu nỗ lực của người lớn trong việc thuyết phục trẻ em rằng thế giới không phải là nơi thù địch.

Các giáo viên trên khắp châu Âu, nhiều người đã liên lạc qua điện thoại, mô tả những thách thức mà họ phải đối mặt trong lớp học và những câu hỏi hóc búa rất khó trả lời.

Ở Marseille, một học sinh 10 tuổi đã giơ tay nói rằng, em cảm thấy muốn trốn tránh thế giới hiện nay.

Một cậu học sinh 18 tuổi ở Warsaw lo lắng mình có thể bị triệu tập để tham chiến, và một nữ sinh 16 tuổi ở Milan cho biết bản thân không thể tưởng tượng được tương lai sẽ ra sao.

 

Ở Tuscany, một cậu bé tự đã hỏi thủ phạm đã đánh bom tháp Eiffel là ai sau khi xem một đoạn video giả về một cuộc tấn công ở Paris.

Các nước châu Âu loay hoay tìm giải pháp

Các chính phủ châu Âu đã thừa nhận những thách thức mà cuộc chiến ở Ukraine đặt ra cho giáo viên và đã soạn thảo hướng dẫn cho họ.

Bộ Giáo dục Anh cho biết, tình huống này "đặt ra những vấn đề mà một số trường học và giáo viên có thể chưa từng gặp phải trước đây".

Hướng dẫn mới của bộ khuyên các giáo viên nên "thiết lập các sự kiện" và thúc đẩy thảo luận, và cung cấp các thông tin chính thống để chống lại thông tin sai lệch.

 

Tại Pháp, chính phủ cho biết các giáo viên nên giải thích về lịch sử chung của Nga và Ukraine. Theo hướng dẫn, giáo viên cũng không nên khăng khăng thảo luận về cuộc chiến nếu học sinh miễn cưỡng làm như vậy.

Stanislaw Dutka, một giáo viên ở Warsaw, đồng ý với cách làm này, nhưng vào ngày đầu tiên sau khi Nga mở chiến dịch quân sự, các học sinh lớp 7 của anh đã muốn dừng học và chỉ nói về Ukraine.

Đầu tiên, anh đưa cho chúng những tờ giấy để vẽ và bình tĩnh, sau đó anh hỏi có điều gì muốn nói không.

"Tất cả các tay đều giơ lên", anh nói.

Vào tháng 2, các học sinh của anh Pellicciotta đã có ý định hỏi anh xem liệu có xảy ra chiến tranh hay không. Khi bắt đầu thảo luận, chúng càng muốn biết nhiều thêm. "Nếu thầy là Tổng thống Putin, thầy có tấn công không Ukraine không?" một học sinh hỏi.

 

Vấn đề từ "cuộc chiến TikTok đầu tiên" của thế giới

Trong một cuộc xung đột được gọi là "cuộc chiến TikTok đầu tiên" của thế giới, trẻ em và thanh thiếu niên đã có quyền truy cập vào một lượng lớn thông tin thường chưa được xác minh và gây rắc rối và lo lắng.

Pellicciotta cho biết anh rất vui khi các học trò đến hỏi anh về cuộc chiến để ông có thể giải thích điều đúng sai.

Nỗi sợ chiến tranh bao phủ khắp châu Âu: Những câu hỏi thật khó trả lời! - Ảnh 4.

Xung đột Ukraine được mệnh danh là “cuộc chiến TikTok đầu tiên” khi trẻ em theo dõi mọi diễn biến trên điện thoại của chúng. Ảnh: NYT

Anh nói rằng, những hiểu biết về địa lý là rất quan trọng.

 

Ông nói, điều khó khăn là phải đưa ra quan điểm không thiên vị trong các lớp học bị chia rẽ trong quan điểm về Tổng thống Putin.

Đối với các giáo viên khác, sự thiên vị không phải là một vấn đề. Thor Alexander Almelid, giáo viên tại một trường tiểu học Na Uy ở khu vực Oslo, cho biết: "Nó chỉ đơn giản là một câu hỏi về đúng và sai".

Trước các học sinh lớp 7 của mình, anh kéo tấm bản đồ thế giới xuống, mô tả Liên Xô - và giải thích rằng trước đó thế giới đã ở gần bờ vực chiến tranh hạt nhân, nhưng chính sách ngoại giao đã giúp làm nguội tình hình. Tuy nhiên, cuối cùng, anh nói rằng, bây giờ cũng chỉ cần hy vọng điều đó sẽ không xảy ra.

"Tôi đã cố gắng hết sức để trấn an chúng", anh nói. "Nhưng tôi không muốn nói dối học sinh của mình".

"Ông Putin, ông ấy đánh nhau với hàng xóm của mình - cha mẹ các em không đánh nhau với hàng xóm sao?" Jessica Scambiato Licciardi, một giáo viên tiểu học ở Sicily, nói với lớp sinh lớp 3 của mình khi chúng hỏi về cuộc chiến Ukraine.

 

Tuy nhiên, khi máy bay chiến đấu bay qua trường - như thường lệ vì có một căn cứ gần đó - một mối lo ngại phủ bóng quanh lớp. "Chiến tranh có đến đây không?" một học sinh hỏi. "Có người Nga ở đây không cô?"

Cô Licciardi giải thích rằng có người Nga ở Italy, nhưng họ không xấu xa và sẽ không gây chiến.

Nicky Cox, biên tập viên của First News, một tờ báo của Anh dành cho trẻ em được phân phối trong các lớp học, cho biết ấn phẩm của cô cũng đã cố gắng truyền tải thông điệp đó.

Bà nói: "Chúng tôi không muốn trẻ em Nga bị bắt nạt và bắt nạt vì cuộc chiến ở Ukraine. Chúng tôi biết rằng điều đó đang xảy ra".

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm