Mỹ phát triển phương tiện không người lái giống Nga
'Đạn xuyên giáp của Đức không xuyên thủng tăng Nga' / Bí ẩn lớn trên UAV tấn công tàng hình Okhotnik của Nga
Theo Defense News, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của hạm đội không người lái thuộc Hải quân Mỹ là ngăn chặn các thiết bị lặn mang vũ khí chiến lược, tương tự như thiết bị lặn Poseidon của Nga.
Ngoài ra, việc đưa vào sử dụng rộng rãi các thiết bị không người lái trên mặt nước và trên không sẽ làm giảm sự xuất hiện của yếu tố con người trong quá trình vận hành.
Điều này giúp Hải quân Mỹ không chỉ bớt áp lực về quân số, chi phí duy trì, hậu cần, mà còn mở rộng khả năng kết nối lực lượng trong hệ thống tác chiến, chỉ huy hợp nhất.
Phương tiện trinh sát và săn ngầm không người lái Sea Hunter của Mỹ. |
Để thực hiện kế hoạch của mình, ngay từ năm 2019, Hải quân Mỹ và nhà thầu Boeing đã đạt được thỏa thuận đóng mới các thiết bị lặn tự hành Echo Voyager.
Một trong những chương trình vũ khí hải quân tự hành khác là nền tảng phương tiện tác chiến không người lái cỡ lớn trên mặt nước (LUSV) với khả năng hoạt động dài ngày trên biển mà không cần có thủy thủ đoàn.
Hồi đầu năm 2020, Hải quân Mỹ và hãng chế tạo AeroVironment đã ký thỏa thuận phát triển thiết bị bay không người lái hải quân Swithblade. Chúng có thể triển khai và thu hồi trên tàu ngầm và mặt nước cho các nhiệm vụ trinh sát hoặc tấn công tự sát.
Để kế hoạch phát triển phương tiện tấn công không người lái có thể phóng và thu hồi từ tàu ngầm, ngay từ năm 2013, Hải quân Mỹ đã có những thử nghiệm đầu tiên.
Theo đó, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ (NRL) đã phóng thành công máy bay không người lái trên không (XFC UAS) từ tàu ngầm USS Providence (SSN 719) thuộc lớp Los Angeles.
Hệ thống XFC đã được phóng theo phương thẳng đứng, từ một thiết bị phóng có tên Sea Robin gắn trên tàu ngầm USS Providence khi nó vẫn đang lặn dưới biển.
Kỹ thuật được sử dụng trong hệ thống này tương tự với cách hải quân triển khai các tên lửa hành trình Tomahawk. Hệ thống XFC được thiết kế để nằm gọn trong một ống phóng vốn dùng để phóng các tên lửa hành trình Tomahawk.
Sau khi đã phóng ra khỏi tàu ngầm, các cánh của máy bay không người lái sẽ xòe ra và chuyển sang đường bay theo phương song song với mặt biển.
Hải quân Mỹ đã mất 6 năm để nghiên cứu và sản xuất hệ thống phóng máy bay từ tàu ngầm. Họ khẳng định việc thử nghiệm đã thành công tốt đẹp và mở ra cho Hải quân Mỹ một chân trời mới trong việc phát triển hải quân cũng như không quân thuộc hải quân.
Hải quân Mỹ cũng cho biết hệ thống mới này dự kiến sẽ giúp Hải quân Mỹ thu thập các thông tin tình báo then chốt, thực hiện do thám, giám sát và tấn công.
Theo Defense News, ngoài những hệ thống không người lái nói trên, một số chương trình đang phát triển vẫn được bảo mật. Tất cả các chúng đều yêu cầu nguồn ngân sách phát triển rất lớn. Và đây cũng là trở ngại trong chương trình phát triển hạm đội không người lái của Mỹ.
Không rõ tiến độ phát triển của những chương trình này đang ở giai đoạn nào nhưng ngay từ năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Ashton Carter cho biết, nước này sẽ triển khai một hạm đội robot tuần tra tại Biển Đông để đối phó với hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên vùng biển này.
Theo tuyên bố của ông Carter, Lầu Năm Góc sẽ triển khai các tàu ngầm không người lái với các kích thước và trọng tải khác nhau, thậm chí có chiếc chỉ nhỏ bằng con búp bê Nga, để chúng có thể hoạt động ở cả những vùng nước nông, nơi tàu ngầm không thể tới.
Chuyên gia Shawn Brimley thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới nói với tờ Financial Times rằng: "Trung Quốc không thể biết hết những khả năng của Mỹ.
Việc sử dụng những vũ khí và phương tiện không người lái mở ra những khả năng hoàn toàn mới. Nó có thể giúp ngăn chặn các hành vi khiêu khích và sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông", vị chuyên gia này cho biết thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo