Mỹ rút lá chắn tên lửa Patriot ra khỏi Arab Saudi
Quân đội Mỹ quyết định rút 4 hệ thống phòng không Patriot và 300 binh sĩ khỏi Arab Saudi vì cho rằng mối đe dọa từ Iran đã giảm bớt.
Dám thách thức Tổng thống Trump, Saudi lĩnh "đòn đau nhớ đời": Làm đồng minh với Mỹ đâu phải dễ / Bộ Ngoại giao Mỹ điểm danh 5 quốc gia 'không hợp tác đầy đủ' chống khủng bố
"Hai hệ thống lá chắn tên lửa được triển khai đến Arab Saudi sau vụ tập kích nhà máy lọc dầu đang rời đi. Tôi nghĩ mọi người đều biết đó là đợt điều chuyển tạm thời, trừ khi tình hình xấu đi. Tuy nhiên, tình hình không xấu đi và các khẩu đội đó sẽ được rút về", quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết.
Tuy nhiên, Washington vẫn duy trì hai tổ hợp Patriot trong khu vực nhằm đối phó với các tình huống trong tương lai, nhất là sau vụ dân quân thân Iran phóng rocket vào căn cứ ở Taji, phía bắc thủ đô Baghdad của Iraq, hồi tháng 3 khiến hai lính Mỹ và một binh sĩ Anh thiệt mạng.
Lầu Năm Góc cuối năm ngoái triển khai thêm 3.000 binh sĩ, nhiều đơn vị tiêm kích và tên lửa tới Vùng Vịnh để đối phó căng thẳng sau các vụ bắt và tấn công tàu dầu ở eo biển Hormuz, cũng như cuộc tập kích nhà máy dầu Aramco lớn nhất thế giới của Arab Saudi.
Hy Lạp hồi tháng 2 thông báo sẽ triển khai một khẩu đội Patriot đến Arab Saudi để hỗ trợ năng lực phòng thủ cho nước này, sau khi đạt thỏa thuận với Mỹ, Anh và Pháp.
Phiến quân Houthi ở Yemen đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ tấn công nhà máy dầu Aramco ngày 14/9/2019, nhưng Mỹ và Arab Saudi cáo buộc Iran đứng sau sự việc.
Tehran bác bỏ mọi liên hệ tới vụ tấn công, đồng thời nhiều lần lên án các lực lượng nước ngoài hiện diện ở Vùng Vịnh.
Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo MIM-104F PAC-3 (Patriot Advanced Capability), gọi tắt là Patriot, được Mỹ phát triển để thay thế hệ thống Nike Hercules (là hệ thống phòng không tầm trung và tầm cao của Lầu Năm Góc) và thay thế hệ thống MIM -23 Hawk (hệ thống phòng không chiến thuật tầm trung của quân đội Mỹ). Hệ thống Patriot đã phục vụ trong quân đội Mỹ từ tháng 12/1981.
Hệ thống phòng không Patriot gồm có: Trạm chỉ huy AN/MSQ-104; radar đa chức năng AN/MPQ-53; bệ phóng M901; tên lửa phòng không MIM104; trạm nguồn năng lượng AN/MSQ-26; phương tiện kỹ thuật ngụy trang điện tử và cuối cùng là thiết bị kết nối thông tin.
Xe chỉ huy AN/MSQ-104 được bố trí trên khung xe M814, là nơi điều khiển, kiểm soát toàn bộ khả năng tác chiến của tổ hợp Patriot.
Bên trong xe chỉ huy có các thiết bị liên lạc, các máy tính dữ liệu thiết bị đầu cuối và một số phụ kiện khác.
Cho đến nay, nó là một hệ thống phòng không được nhiều nước sử dụng nhiều nhất, hiện có tới 16 quốc gia đang có hệ thống này trong biên chế, nó chỉ đứng sau S300 của Liên Xô về độ phổ biến.
Ngày nay các biến thể mới trong gia đình tên lửa Patriot luôn được cải tiến, và biến thể PAC3 mới nhất sử dụng kiểu đạn đánh chặn mới với phương thức Hit to Kill (truy đuổi và tiêu diệt), đây là phương thức có độ chính xác cực cao, và tiêu diệt mục tiêu bằng động năng thay vì bằng đầu đạn nổ.
Với phương thức này quả đạn tên lửa sẽ nhỏ và nhẹ hơn, điều đó cho phép mỗi hệ thống có thể mang nhiều đạn hơn trong mỗi lần xuất trận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo