Quốc tế

Đối trọng hải quân Nga, Trung, Mỹ phải nghĩ tới sức mạnh tầm thấp

Cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn đòi hỏi có sự chuẩn bị cho một cuộc xung đột quyền lực nước lớn.

Tàu ngầm Nga "hết đường trú ẩn" vì một thiết bị đặc biệt của Hải quân Hoàng gia Anh? / Hạm đội Nga đánh chặn hải quân NATO tại biển Barents

Không có lực lượng hải quân nào có thể tiến sát đến hạm đội Mỹ về số lượng tàu sân bay, tàu tuần dương và khu trục hạm lớn, nhưng khi nói đến các tàu nhỏ hơn như tàu khu trục và tàu hộ tống, Hoa Kỳ đã bị Trung Quốc và Nga vượt xa.

Tuy nhiên, việc trở nên quá cồng kềnh và nặng nề là không có lợi trong cuộc cạnh tranh quyền lực ngày nay, theo Defense One.

Trong vài năm qua, Hải quân Mỹ đã tham gia vào cuộc cạnh tranh quyền lực nước lớn, ở nhiều cấp độ. Ở một phía, điều này có nghĩa là để ngăn chặn xung đột với Trung Quốc và Nga và, trong trường hợp không ngăn chặn được thì cần chiến đấu để giành chiến thắng. Hạm đội Hoa Kỳ được xây dựng và triển khai với sứ mệnh cao như vậy. Nhưng ở phía bên kia, các cường quốc đang cạnh tranh mỗi ngày để tăng cường sức ảnh hưởng trên toàn cầu. Điều này đòi hỏi một cuộc cạnh tranh tinh vi hơn là số lượng các đối tác và thông điệp được gửi đi. Để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh thường xuyên này, Hải quân sẽ cần một lực lượng phân tán gồm các tàu nhỏ hơn, ít tốn kém hơn. 10 tàu khu trục FFG (X) mới, được chốt thương vụ hôm 30/4, sẽ hỗ trợ phần nào nhiệm vụ này.

Đối trọng hải quân Nga, Trung, Mỹ phải nghĩ tới sức mạnh tầm thấp - Ảnh 1.

Mỹ đang nhắm tới pháttriển tàu khu trục FFG (X) mới. Ảnh: Defense News.

Nga, Trung đang có chiến lược riêng

Trong khi đó, cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đang tận dụng sự thiếu vắng hành động của Hải quân Mỹ. Một tàu khu trục Nga đã ghé cảng cảng Caribbean năm ngoái khi Moscow tăng cường sự hỗ trợ cho Venezuela thông qua thỏa thuận về các chuyến thăm của lực lượng hải quân. Còn Trung Quốc sử dụng các triển khai hải quân quy mô nhỏ ở châu Á và Đông Phi để hỗ trợ mở rộng tầm nhìn về Sáng kiến Vành đai và Con đường. Và hải quân Nga và Trung Quốc đã cùng nhau tham gia một tuần tập trận với Nam Phi năm ngoái.

Ngược lại, không có tàu Hải quân Hoa Kỳ nào đi vòng quanh châu Phi trong gần một thập kỷ cho đến khi tàu khu trục Carney đã làm như vậy vào đầu năm nay khi quá cảnh giữa các hạm đội. Họ chỉ có một điểm dừng trên lục địa này.

Nếu Hải quân Mỹ nghiêm túc về việc cạnh tranh thường xuyên với Trung Quốc và Nga, thì cần phải khẳng định một chiến lược rằng làm những hành động nhỏ cũng quan trọng. Điều này phải chú ý đến việc Hải quân Mỹ đi đâu, làm gì và mua gì. Một tàu khu trục mới không thể giải quyết được vấn đề, nhưng nó có thể là một sự khởi đầu.

Duy trì khả năng cạnh tranh liên tục là một nhiệm vụ mang tính bản chất của Hải quân. Khi Lục quân đổ bộ lên lãnh thổ nước ngoài, họ bắt đầu một cuộc tấn công. Nhưng một con tàu đậu ngoài khơi có thể mang lại sự trấn an hoặc hiệu quả răn đe. Hải quân không cần ủng hộ trên mặt đất để hỗ trợ các quốc gia khác nỗ lực chống lại cướp biển, chiếm đoạt tài nguyên, sự can thiệp từ nước ngoài hoặc khủng bố.

 

Theo Defense One, hạm đội hiện tại của Mỹ không phù hợp với các nhiệm vụ cấp thấp này vì ba lý do. Đầu tiên, những nhiệm vụ đó có thể làm phân tán tư duy của các thủy thủ đoàn trên những con tàu chiến nguy hiểm nhất – vốn để chuẩn bị cho cuộc xung đột cao cấp. Thứ hai, các tàu lớn sẽ là một công cụ sai lầm với các nhiệm vụ như vậy, sẽ không mang lại hiệu quả huấn luyện khi phối hợp với hải quân đồng minh được trang bị chỉ ở mức các tàu khu trục hoặc tàu hộ tống. Thứ ba, hạm đội hiện tại của Mỹ được triển khai để ngăn chặn xung đột ở các điểm nóng tiềm tàng. Khi Hải quân cần triển khai cho các nhiệm vụ quy mô nhỏ hơn ở các khu vực có nguy cơ thấp hơn trên thế giới thì các tàu của họ ở quá xa để tham gia.

Nhìn nhận lại chiến lược hải quân

Trong khi đó, với các khí tài ít phức tạp hơn, Hải quân Mỹ có thể tham gia vào cuộc cạnh tranh hiệu quả về chi phí tại các khu vực ít rủi ro hơn. Đến nay, Hải quân Mỹ vẫn chưa thể hiện nhiều sự quan tâm trong việc chế tạo những con tàu này. Ngoài một số tàu chuyên dụng, hạm đội Hoa Kỳ không có lớp tàu chiến chủ lực nào nằm giữa tàu tuần tra Mark VI nặng 77 tấn và tàu chiến đấu chở quân 3.200 tấn. Tàu khu trục mới là một bước đi đúng hướng. Nhưng với thương vụ sản xuất các tàu khu trục có tên lửa dẫn mới trị giá 800 triệu USD, với trọng lượng nặng hơn gần như mọi con tàu khu trục hiện tại và được trang bị hệ thống phòng không Aegis tiên tiến, sản phẩm mới này không được chế tạo để hỗ trợ được các đối tác ở vùng biển Caribbean hoặc Vịnh Guinea.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ có hơn một trăm tàu hải quân phù hợp với khoảng trống này trong hạm đội của Hải quân. Và những nỗ lực cứu trợ và huấn luyện nhân đạo thỉnh thoảng của Cảnh sát biển ở các quốc gia khác phần nào giúp Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh này. Nhưng Lực lượng bảo vệ bờ biển thì nhỏ bé và sự hiện diện của một thân tàu màu xám của hải quân gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ hơn.

Với việc trang bị đầy đủ các tàu chiến cỡ nhỏ hơn, Hải quân Mỹ có thể phân tán lực lượng để đảm bảo rằng sự cạnh tranh của nước này mang tính toàn cầu như chiến lược họ từng tuyên bố. Các khu vực rủi ro thấp hơn sẽ không cần một đội tàu mạnh mẽ. Khi bao quát được sự hiện diện tới nhiều nơi thì Washington sẽ ra tín hiệu được về một cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực.

 

Sẽ không có điều gì xảy ra nếu cạnh tranh quyền lực các nước lớn vẫn chỉ là một vấn đề trên "miệng lưỡi đầu môi", trong khi động lực thúc đẩy thực sự trong Hải quân là xung đột quyền lực nước lớn. Hoa Kỳ cần một lực lượng Hải quân không chỉ sẵn sàng chiến thắng trong các cuộc chiến mà tất cả mọi người đều hy vọng sẽ không bao giờ xảy đến, mà còn phải chuẩn bị sẵn sàng để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng đang diễn ra mỗi ngày.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm