Mỹ sẽ rót tiền giúp Ukraine hồi sinh phi đội tiêm kích hạng nặng cực nguy hiểm?
Trong quá khứ, Ukraine từng sở hữu 70 chiếc tiêm kích hạng nặng Su-27, tuy nhiên hiện tại họ còn 35 chiếc ở tình trạng có thể bay và thực sự thì chỉ 20 chiếc có thể chiến đấu, số còn lại vẫn đang được niêm cất, nếu có tiền Kiev có thể khôi phục toàn bộ dòng chiến đấu cơ này.
Ly khai miền Đông thiệt hại nặng khi chủ động tấn công Quân đội Ukraine / Ukraine cảnh báo tấn công tên lửa vào Rostov
Ngoài 2 chiếc bán cho Mỹ, một vài chiếc bán sang châu Phi, 2 chiếc mất do tai nạn, hiện không quân Ukraine vẫn còn khoảng gần 60 chiếc Su-27.
Trong số này có khoảng 35 chiếc còn có thể bay được và 20 chiếc ở trong tình trạng hoàn hảo, có thể tác chiến ngay lập tức.
Trước khi căng thẳng tại miền Đông nước này xảy ra, không quân Ukraine chỉ có khoảng 17 chiếc Su-27 có thể bay được, tuy nhiên sau đó Kiev đã tăng ngân sách và gọi tái biên hàng chục chiếc.
Vấn đề lớn nhất để huy động phi đội tiêm kích hạng nặng Su-27 tái ngũ không phải là yếu tố kỹ thuật, bởi Kiev thậm chí còn giúp các nước bảo dưỡng và nâng cấp loại tiêm kích hạng nặng này.
Cái mà Ukraine thiếu chính là ngân sách. Công bằng mà nói, nền công nghiệp quốc phòng được thừa hưởng từ Liên Xô của họ không hề kém cạnh so với Nga, ở một số khía cạnh như lĩnh vực động cơ dùng trong lĩnh vực quân sự họ còn vượt Nga.
Song do thiếu thốn ngân sách trầm trọng khiến Ukraine lần lượt bán đi các vũ khí quốc bảo cũng như không đủ tiền để những vũ khí cực mạnh hoạt động trong biên chế.
Trong một vài năm gần đây, Ukraine đã nỗ lực đưa những chiếc Su-27 trở lại bầu trời, phiên bản Su-27UBM1 do Kiev nâng cấp được đánh giá có sức mạnh ngang ngửa với Su-27SM3 do Nga nâng cấp.
So với nguyên bản, Su-27 do Ukraine nâng cấp được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn, đặc biệt là radar của nó đã có khả năng dẫn đường cho vũ khí đối đất.
Sau khi trải qua quá trình hiện đại hóa, tiêm kích Su-27 của Ukraine đã vượt ra khỏi khái niệm "chiếm ưu thế trên không" truyền thống mà đã thực sự trở thành chiến đấu cơ đa năng.
Nếu có đủ ngân sách để khôi phục hoạt động của toàn phi đội Su-27, năng lực tác chiến tầm xa của không quân Ukraine sẽ gia tăng đáng kể. Su-27 được đánh giá là dòng tiêm kích đi trước thời đại do Liên Xô phát triển.
T-10, mẫu tiêm kích Su-27 huyền thoại đầu tiên của Liên Xô đã cất cánh bay thử lần đầu ngày 20/05/1977, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nhân gấp bội sức mạnh trên không của Không quân Liên Xô.
Từ mẫu đầu tiên này, các công trình sư của Sukhoi đã phát triển hoàn thiện cấu hình chuẩn của dòng tiêm kích Su-27 để đưa vào sản xuất loạt và trang bị cho Không quân Liên Xô từ năm 1985.
Tính tới thời điểm hiện tại, Su-27 và các biến thể của nó vẫn là loại tiêm kích phản lực phổ biến nhất thế giới với sự góp mặt trong không quân hàng chục quốc gia.
Hiện có tới 11 quốc gia sử dụng chiến đấu cơ tinh nhuệ, có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chiến đấu từ không kích, tiêm kích, cường kích này.
Su-27 sở hữu khả năng cơ động cao cùng với lực đẩy động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2+, tương đương 2.500 km/h.
Máy bay còn có thiết kế khí động học hoàn hảo giúp nó có độ cân bằng cao. Phạm vi hoạt động của máy bay khá lớn bởi sự hiệu quả của động cơ.
Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống kiểm soát vũ khí độc lập, cùng với hệ thống radar theo dõi mục tiêu có khả năng bao quát rộng và hệ thống cảnh báo nguy hiểm thông minh.
Với 10 giá treo, Su-27 có thể mang được khoảng gần 8 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom…
Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27 cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất
Hỗ trợ cho việc tiêu diệt mục tiêu là hệ thống radar và hệ thống cảnh báo sớm. Radar của Su-27 đảm bảo phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển trong bán kính 100km. Ngoài ra, nó có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và chỉ ra mục tiêu nguy hiểm nhất.
Hệ thống vũ khí của Su-27 gồm 1 pháo tự hành GSh-301 cỡ nòng 30mm cùng nhiều loại tên lửa và bom chuyên dụng được lắp trên 10 giá treo ở 2 cánh và dưới thân.
Su-27 có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung bán tự động dẫn đường bằng radar, hai tên lửa tầm nhiệt, 6 tên lửa đối không tầm trung dẫn đường và 6 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn.
Ngoài ra, Su-27 còn có thể mang theo bom kích cỡ 500kg, 250kg hoặc 100kg để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc các loại tên lửa đối đất khác. Đây được coi là một trong số những dòng tiêm kích hạng nặng thành công nhất thế giới. Hiện quan hệ giữa Ukraine và Mỹ khá tốt, nếu Washington chịu rót kinh phí thì cơ hội hồi sinh của dàn Su-27 này rõ ràng là rất lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo