Sức mạnh tên lửa ‘Hải vương’ của Ukraine có thể ‘thổi bay’ cầu Crimea
Tên lửa Neptune có thể dễ dàng phá hủy mục tiêu là các loại tàu chiến, hoặc phá hủy các mục tiêu cố định như cầu, cảng, bến bãi... Điều này gây nên lo ngại không nhỏ cho Nga trong trường hợp đối đầu xảy ra và Ukraine dùng loạt tên lửa này phá hủy cây cầu Crimea mới xây dựng.
S-300 diệt gọn chục tên lửa hành trình / Chiến hạm Aegis mới đánh chặn được tên lửa siêu thanh Nga?
Theo nguồn tin quân sự, Ukraine vừa thử nghiệm tên lửa hành trình mới nhất của họ mang định danh Neptune.
Kết quả của vụ phóng tên lửa Neptune (Hải vương) rất khả quan.
Theo các chuyên gia quân sự Nga, đây là mối đe dọa trực tiếp đối với bán đảo Crimea, vì loại tên lửa mới này có thể thổi bay cây cầu dài nhất châu Âu vừa được Nga xây dựng để nối với bán đảo này.
Đây không phải lần đầu tiên giới chức Nga lo ngại số phận cây cầu Crimea.
Cây cầu Crimea vượt eo biển Kerch chính là tuyến giao thông huyết mạch của Nga chuyển hậu cần cho bán đảo này kể từ khi thu hồi từ Ukraine.
Cây cầu này cũng là cái gai trong mắt giới chức Ukraine. Chính vì nhiều cuộc tập trận mô phỏng phá hủy cây cầu này đã được Kiev thực hiện.
Trước đó họ dùng không quân tập trận, tuy nhiên với mạng lưới phòng không dày dặc tại Crimea, nếu dùng không quân tấn công kiểu ném bom sẽ không khác gì hành động tự sát.
Vì vậy dùng tên lửa hành trình Neptune được coi là phương án tối ưu nhất, nếu chiến sự xảy ra.
Tên lửa Neptune do Cục Thiết kế Nhà nước Luch của Ukraine phát triển, có tầm bắn 280-300 km.
Theo các chuyên gia thuộc trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tên lửa này có thể phóng đi từ cả mặt đất, trên biển, trên không.
Chuyên gia quốc phòng Ukraine Serhiy Sguretz nhận định, tên lửa Neptun được trang bị đầu đạn nổ mảnh uy lực và có khả năng bay theo quỹ đạo ở độ cao 10-30 m trên mặt biển, tạo ra sự đe dọa đáng sợ cho chiến hạm đối phương.
Thư ký hội đồng Quốc phòng An ninh Quốc gia Ukraine, ông Olecsandr Turchyno cho biết thêm, ngoài tàu chiến, Neptune có thể được sử dụng phá hủy các cây cầu chiến lược cũng như các phương tiện chuyển quân của đối phương trong trường hợp xung đột nổ ra.
"Tên lửa chống hạm mới này có thể cung cấp khả năng phòng thủ đáng tin cậy cho Biển Đen và biển Azov, có thể tấn công tàu địch ở khoảng cách tới 300 km nếu cần thiết, thậm chí ngay cả khi chúng đang neo đậu trong cảng", ông Turchyno nói.
Đã có lúc có ý kiến cho rằng loại tên lửa này không thực sự đáng sợ vì chúng được phát triển từ tên lửa diệt hạm Kh-35.
Kh-35 là loại tên lửa diệt hạm của Liên Xô được phát triển từ thập niên 1980, hiện Nga vẫn đang sản xuất loại tên lửa này. Vì vậy Moscow có thể nắm vững nguyên lý hoạt động để có biện pháp đối phó.
Tuy nhiên cũng có ý kiến không đồng tình khi cho rằng, Ukraine vẫn chứng tỏ là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển, một số vũ khí họ cải tiến từ thời Liên Xô đã thể hiện tính năng vượt trội.
Thậm chí một số dòng vũ khí mới họ phát triển từ nền tảng Liên Xô còn vượt trội cả Nga. Vì vậy sẽ rất khó khăn cho Nga nếu muốn đánh chặn tên lửa Neptune.
Tên lửa Nepture có trọng lượng từ 520-610kg tùy theo từng phiên bản. Chiều dài của loại tên lửa này vào khoảng 3,8-4,4m, đường kính 0,42m và sải cánh 1,3m.
Chúng mang theo đầu đạn được nhồi thuốc nổ cực mạnh nặng khoảng 145kg. Tên lửa được trang bị động cơ tuốc bin khí cho vận tốc tối đa Mach 0,8.
Trên thân tên lửa có 4 cánh nâng ở giữa thân để tạo lực nâng, 4 cánh lái ở đuôi và 4 cánh ổn định lắp trên động cơ phóng. Việc phát triển thành công tên lửa diệt hạm cho thấy nỗ lực của Ukraine trong việc nâng cao sức mạnh quân đội sau thời kỳ dài trì trệ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo