Mỹ sử dụng 'Ba ngón tay thần chết' của Nga để tập trận
Mới đây Mỹ đã bất ngờ huy động một loạt vũ khí Nga trong đó có hệ thống phòng không Kub biệt danh "Ba ngón tay thần chết" để tập trận.
Phát hiện phi thuyền tối mật của quân đội Mỹ trên quỹ đạo / "Chim ăn thịt" F-22, oanh tạc cơ B-2 tung cánh trong ngày Quốc khánh Mỹ
Thông thường Mỹ sử dụng các loại vũ khí của mình đóng giả vũ khí của Nga trong các cuộc tập trận, tuy nhiên trong những trường hợp bất thường, nước này sử dụng chính những vũ khí của Nga để tập trận.
Mới đây Mỹ đã bất ngờ huy động một loạt vũ khí Nga trong đó có hệ thống phòng không Kub biệt danh "Ba ngón tay thần chết" để tập trận đối phó với lưới lửa phòng không của Nga. Hình ảnh binh sĩ Mỹ và hệ thống phòng không Kub do Nga sản xuất.
Phát biểu sau cuộc tập trận, Chuẩn tướng Wally Rugen thuộc lực lượng Không quân Mỹ cho biết, Mỹ phải hồi sinh học thuyết "trận đánh đa miền" và quay trở lại thống trị bầu trời.
Điều này rất quan trọng trong bối cảnh Mỹ đang phải củng cố năng lực tác chiến của không quân
Việc sử dụng các hệ thống phòng thủ do Nga sản xuất sẽ giúp quân đội Mỹ nâng cao năng lực đối phó với đối phương.
Trong khi đó hệ thống phòng không Kub (SA-6) biệt danh "Ba ngón tay thần chết" từng khiến không quân Israel lạnh gáy.
Israel đã mất tới 64 chiếc máy bay do bị hệ thống này bắn hạ. Điều này khiến phương Tây choáng váng.
Hệ thống SA-6 - định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub do Liên Xô thiết kế và đưa vào trang bị từ đầu thập niên 1970. Đây từng được coi là hệ thống phòng không nguy hiểm nhất thế giới.
Trong quá khứ SA-6 từng được Liên Xô bí mật chuyển cho một số nước Trung Đông.
Trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và khối Arab, SA-6 đã lập chiến công hiển hách khi bắn hạ 64 máy bay Israel chỉ bằng 95 đạn tên lửa.
SA-6 đạt tỷ lệ tiêu diệt là 1,4 tên lửa/1 máy bay, một con số cực kỳ ấn tượng với bất kỳ hệ thống tên lửa phòng không nào.
Kể từ cuộc chiến này, SA-6 đã được đặt cho biệt danh là “Ba ngón tay Thần chết” với "ba ngón tay" là ba quả đạn tên lửa trực chiến của hệ thống để ví von cho sức mạnh của nó.
Thực ra dòng tên lửa này đã được Liên Xô phát triển kể từ tận năm 1958 trong bối cảnh căng thẳng giữa Liên Xô và phương Tây đang leo thang.
Ban đầu, các tổ hợp Kub được yêu cầu có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bay với tốc độ 420 - 600 mét/giây từ độ cao khoảng 100 mét tới 7 km và tầm bắn tối đa 20 km. Hình ảnh khoang điều khiển của hệ thống Kuk
Các tướng lĩnh Liên Xô còn yêu cầu yêu cầu tỷ lệ bắn hạ mục tiêu của loại vũ khí này phải đạt 70%, nghĩa là bắn 10 phát phải trúng tối thiểu 7 phát.
Năm năm sau đó, tên lửa Kub của Liên Xô đã lần đầu tiên bắn thử mục tiêu bay vào ngày 18-12-1963 với mục tiêu giả định của nó là một máy bay ném bom Ilyushin Il-28 và tiêu diệt chính xác mục tiêu.
Sau đó, hệ thống tên lửa phòng không này của Liên Xô tiếp tục được thử nghiệm tới năm 1966, vượt qua một loạt các rào cản kỹ thuật mà nó gặp phải, tới năm 1967, hệ thống Kub chính thức được trang bị cho các đơn vị quân đội của Liên Xô.
Ngay lập tức sau khi được đưa vào trang bị, tên lửa Kub đã nhận được yêu cầu hiện đại hóa để cải tiến các đặc tính chiến đấu bao gồm tầm bắn xa hơn, thời gian triển khai ngắn hơn.
Chính yêu cầu này đã dẫn tới sự ra đời của phiên bản Kub M1 hiện đại hơn vào năm 1973.
Phiên bản cuối cùng của dòng tên lửa Klub mang mã Kub-M4. Sử dụng các thành phần của Kub-M3 và kèm theo khả năng nhận thông tin điều khiển hỏa lực tiêu diệt mục tiêu từ xe mang radar và ống phóng.
Hiện nay các phiên bản sau cùng của hệ thống phòng không Kub vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Chính vì vậy, việc dùng hệ thống phòng thủ này để huấn luyện cho quân đội học cách đối phó được coi là bước đi thận trọng của Mỹ.
Trong quá khứ, không quân Mỹ từng bị mất một chiếc máy bay tàng hình F-117 bởi một hệ thống phòng thủ cổ lỗ S-125 thay vì các hệ thống hiện đại.
Chính điều này khiến Mỹ càng phải thận trọng hơn với các hệ thống phòng thủ đời cũ do Liên Xô/Nga sản xuất.
Theo anninhthudo.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo