Mỹ tăng sức mạnh cho 'sát thủ' săn mìn tại Vịnh Persian
Quân đội Mỹ: Nga điều 14 máy bay tiêm kích MiG-29, SU-24 tới Libya / Ngoại trưởng Mike Pompeo: Mỹ trừng phạt các bước đi bên “miệng hố chiến tranh” của Iran
Số tiền trên sẽ được dùng nâng cấp toàn bộ hệ thống AN/AQS-20 hiện có của Quân đội Mỹ để tăng cường độ tin cậy, tăng cường khả năng phối hợp với những hệ thống khác trên máy bay và tàu chiến Mỹ trong phạm vi tác chiến.
Tuy nhiên, nguồn tin này không tiết lộ sẽ nâng cấp những gì để AN/AQS-20 thực hiện được những nhiệm vụ trên. Được biết, bản hợp đồng sẽ được hoàn tất trong tháng 5/2021.
Hệ thống AN/AQS-20 sử dụng các sensor quang điện và sonar cung cấp các bức ảnh phân giải cao về các vật thể nghi ngờ là thủy lôi và thông tin vị trí chính xác, có thể hoạt động ở cả vùng nước nông lẫn nước sâu.
Hệ thống này được kéo dưới nước để quét phía trước và hai bên sườn cũng như dưới đáy biển. AN/AQS-20 được xem là phát huy được đầy đủ tính năng chiến thuật ở các vùng nước nông như eo biển Malacca, Vịnh Persian, kênh đào Suez hay kênh đào Panama.
Đây chính là lý do Mỹ ưu tiên triển khai AN/AQS-20 nhiều nhất tại Vịnh Persian nhằm đối phó với sự nguy hiểm của mìn biển từ Iran khi tàu Mỹ hoạt động trong khu vực này.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran trong thời gian qua khiến không ít chuyên gia lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nổ ra một cuộc chiến vượt tầm kiểm soát. Nhưng Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) của Anh lại đánh giá căng thẳng Mỹ-Iran ít có khả năng sẽ dẫn đến chiến tranh.
Thay vào đó, xung đột này sẽ tiếp tục được duy trì ở trạng thái "dưới ngưỡng chiến tranh" trong thời gian tới nhưng ở trên mức cạnh tranh thù địch thông thường và được thực hiện ở cách xa lãnh thổ chủ quyền.
Xung đột theo kiểu này chính là lúc mìn biển cho thấy sự nguy hiểm của mình. Giới chuyên gia cho rằng, không phải tàu ngầm hay tàu chiến mà chính những quả thủy lôi mới là loại vũ khí khiến thủy thủ các nước sợ hãi nhất trong những trận hải chiến.
Mặc dù các tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước và máy bay thường thu hút sự chú ý của giới báo chí trong các trận hải chiến nhưng thực tế những quả thủy lôi mới là mối nguy hiểm lớn nhất đối với bất cứ con tàu nào.
So với các loại vũ khí trên biển khác, thủy lôi có chi phí triển khai ít tốn kém nhất, chúng có thể hoạt động trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm liền và kiểm soát được một vùng nước nhất định trong khi không cần tới bất cứ người lính hay tàu chiến nào để canh gác.
Sự khó lường và hiệu quả của thủy lôi đang khiến cả Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ lo lắng và tìm cách đối phó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Mỹ diễn tập với hệ thống AN/AQS-20.