Quốc tế

Mỹ thử đòn đối phó với S-500

Hải quân Mỹ đã sẵn sàng cho vụ phóng thử tên lửa diệt radar AGM-88G AARGM-ER từ bệ phóng mặt đất và máy bay P-8A Poseidon.

Lý do xe tăng chủ lực của phương Tây có thể trở thành 'mồi ngon' trên chiến trường Ukraine / Những nhân tố giúp hệ thống tên lửa HIMARS phát huy hiệu quả ở Ukraine

Theo tuyên bố của nhà sản xuất Northrop Grumman, các cuộc thử nghiệm với phiên bản tối tân AGM-88G AARGM-ER từ mặt đất và trên không sẽ được thực hiện ngay trong năm 2023.

>> Xem thêm: Vì sao chiến dịch mùa xuân của Ukraine chưa bắt đầu dù mùa hè cận kề?

"Công tác chuẩn bị cần thiết cho phóng thử gần như đã hoàn tất, hiện chỉ còn một số chi tiết nhỏ cần khắc phục", nhà sản xuất Mỹ cho biết.

Trước khi diễn ra vụ phóng AARGM-ER đầu tiên từ mặt đất và máy bay P-8A Poseidon, những cuộc thử nghiệm của vũ khí này trên một số nền tảng khác đã được thực hiện và vũ khí này đã chứng minh được những khả năng đặc biệt của mình.

Mặc dù chưa chính thức được sản xuất nhưng Hải quân Mỹ đang đặt mua số lượng lớn đạn tên lửa AARGM-ER trang bị trên các máy bay của Hải quân và Thủy quân lục chiến như F-18E/F Super Hornet, F-35B/C.

>> Xem thêm: Điểm danh những tiêm kích có sức mạnh đáng gờm nhất trên thế giới

AARGM-ER sắp được thử sức từ bệ phóng mặt đất.

AARGM-ER sắp được thử sức từ bệ phóng mặt đất.

Nhà sản xuất của AARGM-ER tiết lộ, dòng tên lửa tối tân này được thiết kế với cánh đuôi mới so với phiên bản tiêu chuẩn nhằm tăng sức cơ động và được chỉnh sửa động cơ rocket nhiên liệu rắn nhằm kéo dài tầm bắn, cùng với tích hợp tổ hợp dẫn đường thế hệ mới gồm đầu đạn, đầu dò radar thụ động, bộ nhớ vị trí... chính xác hơn.

>> Xem thêm: Nga đưa tàu ngầm hạt nhân Generalissimus Suvorov tới căn cứ ở Thái Bình Dương

Giới chức quân sự Mỹ cho biết dự án tên lửa AARGM-ER sẽ được hoàn thành vào năm 2023 để đi vào sản xuất hàng loạt. Dễ nhận thấy rằng đây chính là mốc thời gian Nga hoàn thiện S-500.

Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng, dòng tên lửa AARGM-ER chính là vũ khí của Mỹ nhằm đối phó với hệ thống S-500 Prometey tối tân nhất của Nga.

 

Không tiết lộ tầm bắn cụ thể và nhiều tính năng của AARGM-ER nhưng Northrop Grumman khẳng định, tên lửa này có tầm bắn rất lớn, đạn có khả năng tự hành tới địa điểm dự kiến như một tên lửa hành trình thông qua bộ thu sóng định vị toàn cầu GPS kết hợp cùng chế độ dẫn đường quán tính.

Tính năng trên giúp cho các máy bay mang đạn như F/A-18E/F Super Hornet hay F-35 Lightning II có thể lập kế hoạch tác chiến và phóng đạn từ rất xa, ngoài tầm phòng không điểm, tương tự như tên lửa AGM-158 JASSM.

>> Xem thêm: Cường kích Su-25 được sửa đổi đặc biệt để mang bom lượn dẫn đường Mỹ

Đầu dò radar thụ động có độ nhạy cao của AARGM-ER sẽ tự động xác định nguồn phát xạ từ đài radar của đối phương để tìm tới tiêu diệt, nó có khả năng nhớ vị trí cực tốt kể cả khi đài phát đã tắt hoặc phát sóng ngắt quãng.

Tên lửa chống radar AARGM-ER còn kế thừa chức năng vô hiệu hóa đầu đạn, chỉ sử dụng động năng để kiểm soát thương vong, tránh gây hại tới mục tiêu không liên quan, đồng thời AARGM-ER còn có thể tính toán trước tác hại khi phát nổ.

 

Chính vì vậy, AARGM-ER được giới quân sự Mỹ xem là quân bài chiến lược có thể đối phó được với cả S-400 và S-500 của phòng thủ Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm