Mỹ tìm cách 'săn' tăng Armata tại Syria?
Bộ trưởng Nga xác nhận T-14 Armata đã tới Syria, sẽ tham gia chiến dịch Idlib? / Chuyên gia Nga đáp trả nghi ngờ của phương Tây về thử nghiệm T-14 Armata tại Syria
Không chỉ Mỹ săn tìm
Theo thông tấn Nga, đây là dòng tăng duy nhất trên thế giới được xếp thuộc thế hệ 4 và được áp dụng công nghệ tàng hình và tự động hóa cao. Chính vì vậy, việc những cỗ tăng này đến Syria đã khiến Mỹ tìm cách đối phó nhằm sở hữu công nghệ từ cỗ tăng này.
Để thực hiện ý định của mình, ngay sau khi Nga xác nhận đã điều T-14 Armata đến Syria, ít nhất 2 đoàn xe quân sự của Mỹ mang theo hơn 500 tên lửa chống tăng và đạn xuyên giáp xuất phát từ Iraq bí mật tiến đến tỉnh Al-Hasakah, trong đó có tên lửa Javelin và TOW.
Tăng T-14 Armata. |
Cả truyền thông Nga và Syria đều cho rằng, Mỹ sẽ cung cấp những vũ khí này cho lực lượng "đội đột kích cách mạng" được Mỹ đào tạo để chống lại xe tăng thế hệ mới này của Nga.
Theo lý giải, việc Mỹ khao khát công nghệ Nga áp dụng trên T-14 bởi trong năm 2021 Nga sẽ bắt đầu trang bị hàng loạt xe tăng T-14 và cũng xem xét xuất khẩu ra nước ngoài.
Nếu kế hoạch này được thực hiện, nhiều khả năng nó sẽ khiến các xe tăng phương Tây bao gồm cả M1A2 của Mỹ mất uy. Được biết, hiện Mỹ đang phát triển dòng tăng thế hệ mới có khả năng sử dụng vũ khí laser để đốt cháy UAV, vô hiệu hóa hỏa lực pháo binh, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu tầm xa nhằm khắc chế loại tăng chiến đấu thế hệ mới T-14 Armata của Nga.
Xe tăng hiện đại thế hệ mới này dự kiến sẽ được biên chế hoạt động vào thập niên 2030. Do vậy, nếu có được một siêu tăng T-14 của Nga, sẽ giúp Mỹ rút ngắn đáng kể thời gian chế tạo và khoảng cách với xe tăng Nga.
Hãng SANA của Syria thì cho rằng, không chỉ Mỹ mà Đức và một số quốc gia thành viên NATO khác cũng thể hiện mối quan tâm tới T-14. Nhưng không dễ để các quốc gia này sử dụng lực lượng ủy nhiệm ở Syria nhằm thu được một chiếc T-14.
Lý do khiến Đức thèm khát công nghệ của T-14 được truyền thông Syria lý giải do quốc gia này đang phát triển chương trình siêu xe tăng, một phần bắt nguồn từ sự ra đời của siêu xe tăng T-14 Armata của Nga.
Đây chính là "phản ứng của châu Âu đối với T-14 Armata", nếu có thể đạt được một xe tăng T-14 làm "tài liệu" nghiên cứu, chương trình của Đức sẽ có hy vọng hoàn thành sớm so với kế hoạch năm 2027.
Đức đánh giá không cao T-14 Armata
Dù là dòng tăng mới nhất của Nga nhưng T-14 Armata không được truyền thông Đức đánh giá cao khi so với chiến tăng của họ.
Trong bảng xếp hạng những vũ khí công nghệ cao có sức mạnh đáng sợ nhất được tờ báo Bild của Đức dẫn đánh giá của những chuyên gia hàng đầu nước này đã xếp tăng Armata đứng bét bảng khi phải đứng xe tăng Mỹ và chiến tăng mới MBT Revolution của Đức.
Thực hiện đánh giá này, giới quân sự Đức tin rằng chiếc MBT Revolution đủ sức đánh bại siêu tăng Armata Nga. Sức mạnh hỏa lực của MBT Revolution nằm ở khẩu pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm/L55, hiện tại đó là khẩu pháo tăng tốt nhất trong dòng họ Leopard 2, có độ chính xác và tầm bắn xa hơn các phiên bản cũ.
Khẩu pháo 120mm có thể tiêu diệt mục tiêu được che chắn đằng sau chướng ngại vật lẫn trong các kiến trúc kiên cố cũng như tấn công lính bộ binh, xe thiết giáp và trực thăng bay thấp. Mỗi chiếc MBT Revolution có thể mang 42 viên đạn pháo, trong đó 15 viên đặt trong tháp pháo để sẵn sàng sử dụng, những viên còn lại để trong khoang xe.
Trong khi đó, tăng Armata sở hữu 1 pháo nòng trơn 125mm 2A8201M, cơ số đạn 40 viên, trong đó 32 viên tự động nạp đạn. Như vậy, về kích thước pháo chính và cơ số đạn của 2 loại tăng này là tương đương nhau.
Ngoài ra, cả tăng Armata và MBT Revolution đều được trang bị hệ thống súng máy hạng nặng. Theo đó, hệ thống hỏa lực của T-14 ngoài pháo 125mm chỉ được trang bị thêm 1 súng máy điều khiển từ xa 7,62 mm PKTM (cơ số 2.000 viên đạn).
Trong khi đó, ngoài pháo chính, MBT Revolution còn được trang bị 1 súng máy đồng trục cỡ 7,62mm và 1 súng máy cỡ 12,7mm đặt trên nóc tháp pháo, khẩu súng máy này gắn vào giá điều khiển từ xa cho phép xạ thủ có thể khai hỏa từ trong xe. Rõ ràng, về phân khúc này, T-14 Armata tỏ ra yếu thế trước MBT Revolution.
Cùng với đó, hệ thống phòng vệ của MBT Revolution cũng tỏ ra không hề thua kém T-14. Theo đó, MBT Revolution có thể hoạt động trong tác chiến đô thị, các cuộc xung đột cường độ thấp lẫn trong chiến tranh quy mô lớn. Để làm được điều đó, MBT Revolution được tăng cường thêm giáp bị động, có thể bảo vệ 360 độ trước các loại tên lửa chống tăng lẫn đạn RPG, giáp bảo vệ hai bên thành xe.
Thân xe được tăng cường để đối phó với các loại thiết bị nổ tự chế (IED) và mìn vốn đang nổi lên như một vũ khí lợi hại trong các cuộc chiến tranh gần đây. Giáp của MBT Revolution dạng module hóa, tức là các thành phần hư hỏng sẽ dễ dàng được thay thế ngay cả trong điều kiện dã chiến.
Trong khi đó, T-14 được trang bị hệ thống phòng vệ tích cực Afghanit, hệ thống bảo vệ bán cầu trên, hệ thống bảo vệ quang - điện tử và một tổ hợp chế áp tín hiệu radio. Tấm chắn mìn ở phía trước, bên dưới vị trí ngồi của kíp xe. Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch cho Armata radar sử dụng công nghệ tương tự radar của siêu tiêm kích Sukhoi Su-57.
Tuy nhiên, giới quân sự Đức cho rằng tất cả những công nghệ trên mới chỉ được Nga công bố và chưa hề có kiểm chứng về sức mạnh tấn công và phòng thủ của nó. Vì vậy, việc Đức tin rằng MBT Revolution có thể hạ được T-14 Armata của Nga là hoàn toàn có thể xảy ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo