Nga đưa siêu tăng T-14 Armata tới Syria để “thử lửa” hay “dứt điểm” Idlib?
Khắc tinh của T-14 Armata bốc cháy ngùn ngụt / Xe tăng T-90M được nâng cấp gần ngang siêu tăng T-14 Armata
Theo báo cáo của hãng thông tấn TASS Nga ngày 19/4, phát biểu trên kênh truyền hình Russia 1, Bộ trưởng Bộ Công thương Liên bang Nga, ông Denis Manturov cho biết, Quân đội Nga đã đưa “siêu tăng” chủ lực tối tân nhất của mình là T-14 Armata tới Syria để kiểm tra tính năng ngay sát thời điểm chiến dịch tấn công tỉnh Idlib có dấu hiệu tái khởi động.
Siêu tăng T-14 Armata của Nga. Nguồn: eastday.com. |
“Xe tăng T-14 đã được đưa đến Syria, môi trường chiến đấu thực tế tại quốc gia này chính là thử nghiệm tuyệt vời nhất với loại xe tăng này, chúng tôi sẽ xem xét đánh giá cụ thể về các vấn đề của loại xe tăng này”, ông Denis Manturov nói.
Theo kế hoạch, năm 2021 Nga sẽ bắt đầu trang bị hàng loạt xe tăng T-14. Cũng trong năm này, Nga sẽ bắt đầu xem xét các công tác liên quan tới việc xuất khẩu loại tăng này sang các nước khác, hiện Nga đã nhận được một số đề nghị đặt hàng ban đầu. Tuy nhiên khách hàng cụ thể không được ông Denis Manturov tiết lộ.
14 Armata lần đầu xuất hiện ở Quảng trường Đỏ năm 2015. Nguồn: eastday.com. |
Một số chuyên gia Nga cho rằng, Quân đội Nga đưa tăng T-14 đến tại Syria ngoài việc thử nghiệm thì còn muốn đẩy nhanh tiến trình hỗ trợ Quân đội Syria thu hồi toàn tỉnh Idlib. Tuy nhiên, hành động của Nga cũng tồn tại những nguy cơ rủi ro nhất định, nếu phiến quân có thể thu được tăng T-14 thì công nghệ tối tân của loại tăng này sẽ bị lộ, khi đó Mỹ sẽ không gặp khó khăn gì để đạt được công nghệ này.
Trước đây, đã có một số xe tăng hiện đại của Nga mang đến Syria bị lực lượng phiến quân thu đươc, hồi tháng 2/2020, phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Idlib đã chiếm giữ được ít nhất một chiếc xe tăng chủ lực T-90A. Lực lượng phiến quân này có liên kết với Al-Qaeda cũng đã triển khai chiếc xe tăng này trong một số cuộc giao tranh.
Hình ảnh phiến quân tại Syria vận hành xe tăng T-90. Nguồn: eastday.com. |
Trong bối cảnh T-14 Armata vẫn chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt, T-90 là dòng xe tăng duy nhất của Nga chưa rơi vào tay NATO, và hiện là điểm tựa rất lớn để giúp Nga hình thành các đơn vị thiết giáp tinh nhuệ, bên cạnh các biến thể đã được nâng cấp sâu của xe tăng T-80 và T-72.
Các quốc gia thành viên NATO, như Anh, Đức và Mỹ đã thể hiện mối quan tâm đáng kể đối với thiết giáp Nga cả trong và sau Chiến tranh Lạnh. Việc T-90 bị chiếm giữ bởi lực lượng phiến quân do một quốc gia thành viên NATO hậu thuẫn sẽ mở ra khả năng mẫu thiết kế này rơi vào tay của các cường quốc phương Tây.
Hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A. Nguồn: eastday.com. |
Ngoài xe tăng T-90, ít nhất 2 khẩu lựu pháo và một hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A do Nga sản xuất cũng đã rơi vào tay phiến quân. Hãng tin Russia & India Report cho rằng, nếu lực lượng Nga tại Syria cho xe tăng T-14 Armata tham chiến thực sự, nguy cơ lớn với cả chương trình phát triển xe tăng thế hệ mới của Quân đội Nga hoàn toàn có thể xảy ra.
Được biết, xe tăng T-14 dựa trên nền tảng Armata lần đầu tiên được tiết lộ cho công chúng tại cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5/2015. T-14 là một loại xe tăng chủ lực thế hệ thứ tư, nó được đánh giá là loại xe tăng hiện đại và tốt nhất trên thế giới vào thời điểm hiện tại dù chưa có cơ hội thực chiến.
T-14 được thử nghiệm tại thao trường ở Nga. Nguồn: eastday.com. |
Tăng Armata có thiết bị số hóa hoàn toàn và sở hữu những công nghệ hàng đầu thế giới ứng dụng cho xe tăng. Khung gầm Armata là một nền tảng thiết giáp tiêu chuẩn hạng nặng, được nghiên cứu làm cơ sở để phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, xe chở quân bọc thép và một số phương tiện khác.
T-14 kế thừa thành quả của nhiều dự án tăng chủ lực thử nghiệm từ thời Liên Xô và Nga, bao gồm Object 640, Object 292, T-95/Object 195, Object 477 và Object 299. T-14 Armata được dự đoán sẽ trang bị radar và các công nghệ khác tìm được trên chiếc tiêm kích thế hệ 5 Sukhoi T-50 bao gồm radar băng tần Ka (26.5–40 GHz) dựa trên radar AESA.
Đáng chú ý, Nếu được gắn thêm tên lửa phòng không và pháo 30mm thì T-14 sẽ biến thành một tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung di động giống như Pantsir-S1. Trong tương lai, có thể các phiên bản Armata sẽ trở thành robot chiến đấu không người lái hoàn toàn. Trang thiết bị hiện tại của T-14 cho phép tự động hóa nhiều chức năng, bao gồm cả lái xe và bám bắt mục tiêu. Những công nghệ như trí thông minh nhân tạo có thể sẽ được tích hợp lên nền tảng Armata, xe có thể chiến đấu mà không cần người lái bên trong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo