Quốc tế

Mỹ tin rằng 'Nga không có cách chặn tên lửa LRASM'

Sau khi Mỹ công bố 2 chiếc B-1B dùng tên lửa LRASM diễn tập chống Nga, đã xuất hiện nhiều luồng thông tin về khả năng đối phó của chiến hạm Nga.

FSB điều tra tham nhũng đối với nhà sản xuất tên lửa hàng đầu của Nga / "Chậm chân" 7 thập kỉ, Mỹ muốn sớm có tàu phá băng hạt nhân giống Nga

Theo Bộ Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ ở châu Âu, trong suốt chuyến bay trên Biển Đen hồi cuối tháng 5/2020, hai chiếc máy bay tầm xa đã dùng tên lửa tàng hình LRASM (Long Range Anti-Ship Missile) diễn tập tấn công giả định nhằm vào chiến hạm Nga trong khu vực.

Để thực hiện màn diễn tập này, hai chiếc máy bay tầm xa Mỹ được hộ tống bởi tiêm kích đánh chặn của Ukraine và một số nước đồng minh.

Điều đặc biệt theo tiết lộ của Không quân Mỹ, những chiếc B-1B thực hiện diễn tập vừa mới hoàn thành gói nâng cấp mới và dòng tên lửa được sử dụng LRASM cũng chính là lô đầu tiên được nâng cấp với trí thông minh nhân tạo (AI).

My tin rang 'Nga khong co cach chan ten lua LRASM'
Máy bay B-1B Lancer.

Phiên bản đặc biệt của LRASM được trrang bị cho tiêm kích F/A-18EF Super Hornet và oanh tạc cơ B-1B. Chuyên gia quân sự Sydney J. Freedberg Jr của Lockheed Martin cho biết, với AI, LRASM là bước tiến lớn từ chương trình tên lửa LRASM.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, LRASM được trang bị đầu dò vô tuyến đa chức năng cùng đường truyền dữ liệu (datalink) tối tân. Sau khi rời khỏi bệ phóng, nó sẽ nhận dữ liệu mục tiêu từ máy bay, sau đó tiếp tục nhận thông tin cập nhật về mục tiêu qua kết nối với vệ tinh.

Khi LRASM áp sát mục tiêu, nơi tín hiệu liên lạc vệ tinh có thể bị gây nhiễu hoặc gián đoạn, tên lửa sẽ bay theo lộ trình được vạch sẵn. Các hệ thống cảm biến trên tên lửa sẽ xác định những khu vực bị đe dọa bởi vũ khí phòng không của đối phương, từ đó tự điều chỉnh hướng bay để vòng qua khu vực này.

Tên lửa nhanh chóng hạ độ cao xuống sát mặt biển để tránh bị hệ thống radar trên tàu chiến đối phương phát hiện. Các hệ thống cảm biến trên tên lửa của liên tục rà quét các vị trí trang bị vũ khí phòng không trên mục tiêu để gia tăng khả năng sống sót của nó.

Sydney J. Freedberg Jr khẳng định rằng, với đầu nổ xuyên phá mảnh nặng 454 kg, tên lửa LRASM đủ sức nhấn chìm hầu các mục tiêu trên biển. Với mục tiêu cỡ lớn như tàu tuần dương lớp Slava, hay tàu khu trục giống như lớp Sovremenny của Nga, hai quả LRASM là quá đủ cho một mục tiêu.

 

"Với sức mạnh và sự thông minh của LRASM khi tấn công mục tiêu, đánh chặn tên lửa này hiện là thách thức chưa thể vượt qua của chiến hạm Nga", chuyên gia Freedberg Jr nói.

Tuyên bố của phía Mỹ đã khá rõ ràng nhưng chiến hạm Nga có bất lực như giới quân sự Mỹ tuyên bố hay không lại là chuyện khác, bởi theo vị đại diện của Hải quân Nga, Roman Martov, chỉ với hệ thống phóng không thế hệ mới Shtil, chiến hạm Nga có thể đánh chặn hầu hết mọi cuộc tấn công của kẻ thù.

Thành tố chính của tổ hợp Shtil là đạn tên lửa 9M317ME vốn là phiên bản nâng cấp của đạn tên lửa dùng trong tổ hợp tên lửa phòng không lục quân Buk.

Đạn tên lửa 9M317ME dài 5,18m, sử dụng nhiên liệu rắn cho phép và nặng 580kg. Sức phá hủy của đạn tên lửa này nằm ở đầu đạn nổ phân mảnh 62kg, tốc độ tiếp cận cao 1.500-1.550m/giây và áp dụng phương thức tấn công nổ cận đích tạo chùm mảnh định hướng để tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu.

Tầm bắn của tổ hợp Shtil là 50km. Tổ hợp này không có radar nhìn vòng độc lập mà nó sử dụng radar của chiến hạm để xác định tham số: Phương vị, góc tà và cự ly của mục tiêu để chỉ thị cho radar dẫn bắn tên lửa.

 

Hệ thống radar dẫn bắn cải tiến giúp Shtil có thể dẫn bắn cùng lúc 12 mục tiêu. Ngoài ra, tổ hợp cũng trang bị thiết bị quan sát quang-điện giúp khai hỏa vào mục tiêu kể cả trong điều kiện bị đối kháng điện từ mạnh không thể dẫn bắn bằng radar.

Chỉ với hệ thống phòng không trên hạm Shtil, Nga tin rằng không một máy bay hay tên lửa nào có ý đồ đe dọa hạm đội Nga có thể tồn tại một khi vũ khí này được kích hoạt. Những thông số trên được Nga đưa ra dựa trên kết quả những cuộc thử nghiệm cực khó với Shtil.

Trong cuộc thử nghiệm hồi đầu năm 2018, để tăng độ khó và nhằm kiểm tra khả năng đánh chặn của hệ thống Shtil, các tàu cỡ nhỏ liên tiếp phóng mục tiêu giả định là tên lửa chống hạm của đối phương. Dù phải đối phó với "cuộc tập kích quy mô lớn" nhưng tất cả các mục tiêu đều bị chiến hạm Nga diệt gọn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm