Quốc tế

Mỹ triển khai M-Shorad tạo lá chắn mới cho NATO

Quân đội Mỹ quyết định triển khai hệ thống phòng không tầm ngắn M-Shorad ở châu Âu nhằm chống lại các mối đe dọa từ Nga, đặc biệt là từ UAV.

Tu-160 "xuyên thủng" hai chiếc F-35 kèm sát bằng siêu tốc độ? / Tên lửa Nga đánh chặn mục tiêu cao 50km

Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, quân đội Mỹ quyết định triển khai hệ thống phòng không tầm ngắn M-Shorad.

Ông Joseph Trevithick, nhà phân tích của tờ báo The Drive cho biết rằng, nguyên nhân khiến Mỹ phải triển khai hệ thống phòng không này là do các mối đe dọa từ phía Nga.

My trien khai M-Shorad tao la chan moi cho NATO
Hệ thống phòng không M-Shorad của quân đội Mỹ.

Theo nhà phân tích, hiện nay các cuộc chiến trên thế giới lực lượng không quân đóng vai trò quan trọng và trở thành yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc chiến. Các máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái đều có thể gây ra những thiệt hại nặng nề. Vì vậy, chống lại lực lượng không quân là điều cần thiết.

Các hệ thống phòng không M-Shorad đã bắt đầu tới các đơn vị của quân đội Mỹ ở Đức. Các cuộc thử nghiệm đối với hệ thống này đang được diễn ra ở châu Âu. Người Mỹ cho rằng, quyết định này sẽ tăng cường hơn nữa khả năng của lá chắn phòng thủ NATO.

Nhà phân tích cho biết rằng, M-Shorad là một hệ thống di động gắn trên xe bọc thép và được trang bị tên lửa Raytheon Stinger và Hellfire.

Ngoài ra, trên các xe bọc thép này còn được trang bị đại bác với cỡ nòng 30 mm và súng máy đồng trục. Hệ thống này được sử dụng để chống lại các mục tiêu trên không và thậm chí trên mặt đất. Trạm radar hiện đại giúp hệ thống này phát hiện các mục tiêu trên không, đặc biệt là các máy bay không người lái.

Nhà phân tích nhận định, các mối đe dọa từ Nga đã trở thành một trong những động lực lớn để Mỹ bắt đầu xây dựng lại các hệ thống phòng không ở châu Âu.

 

Lầu Năm Góc hy vọng rằng, hệ thống này cùng với các hệ thống phòng thủ của NATO có khả năng chống lại các mối đe dọa từ Nga, đặc biệt là các loại vũ khí thế hệ mới của nước này.

Số lượng các máy bay không người lái không ngừng tăng lên, các hệ thống phóng và các phương tiện khác có khả năng xâm nhập vào hệ thống phòng không của đối phương đã lần lượt ra đời.

Người Mỹ hy vọng rằng, việc lắp đặt hệ thống phòng không M-Shorad trên lãnh thổ Đức là bước khởi đầu cho việc triển khai các hệ thống tên lửa phòng thông ở châu Âu và là một bước quan trọng trong việc phát triển các hệ thống phòng không hiệu quả hơn ở châu Âu sau nhiều năm tụt hậu.

Nên nhớ rằng, trong chiến trang hiện đại vai trò của các máy bay không người lái là vô cùng lớn. Ví dụ, dựa vào máy bay không người lái, Azerbaijan đã giành thắng lới trong cuộc chiến ở Karabakh, chứng minh cho cả thế giới thấy hiệu quả của việc sử dụng các máy bay không người lái.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm