Mỹ tụt hậu 5 năm so với Nga trong việc chế tạo vũ khí siêu thanh?
B-52 Mỹ tiếp tục mô phỏng tấn công hạt nhân vào St. Petersburg và Viễn Đông / Nga có sẵn kịch bản khi Mỹ thử bom hạt nhân B61-12
Trước đó, theo Aviation Week, trong vụ thử nghiệm mới đây, tên lửa siêu thanh tối tân của Mỹ suýt nữa thì bay tự do trong không trung. Theo đó, sự cố xảy ra với loại tên lửa phản lực được chế tạo theo chương trình thuộc Cơ quan nghiên cứu các dự án tiên tiến của Bộ Quốc phòng (DARPA) kết hợp với Lực lương không quân Mỹ. Theo chương trình này, được biết tên dưới cái tên HAWC, Mỹ sẽ chế tạo tên lửa siêu thanh phản lực phóng từ máy bay.
Máy bay đánh chặn MiG-31K của Nga mang theo tên lửa siêu thanh Kinzhal. (Ảnh: RIA) |
Theo các nguồn tin, tên lửa trong lúc bay thử nghiệm đã “ngẫu nhiên” tách khỏi chiếc máy bay B-52. Aviation Week cho biết, hiện chính phủ đang điều tra nguyên nhân vụ việc nói trên, có thể liên quan đến một chiếc máy bay trong phi đội bay thử nghiệm số 419 xuất phát từ căn cứ Edwards ở California. Được biết, chương trình HAWC đã chậm tiến độ vài tháng.
Tiến sĩ Khoa học quân sự Sivkov nhận định: “Người Mỹ đang ở giai đoạn ban đầu phát triển tên lửa này, để hoàn thành và đưa vào sử dụng, họ sẽ cần khoảng 5 năm”.
Ông Sivkov cũng lưu ý rằng, trong 5 năm tới, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ có khả năng tạo ra tên lửa không đối đất siêu thanh, Hoa Kỳ cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để phát triển và thử nghiệm các mô hình tên lửa chống hạm.
Ngoài ra, ông Sivkov nhận định, nếu Mỹ phát triển tên lửa chống hạm thì cần phải có đầu đạn. Nguyên lý hoạt động của nó khi bay ở tốc độ cao khoảng 10 Match nghĩa là 3 km mỗi giây là trong mũi tên lửa có một ống ion hóa, đó là một vùng không khí quá nóng không truyền dẫn bức xạ điện từ. Vấn đề này Nga đã giải quyết thành công, còn Mỹ thì chưa. Họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để tạo ra một tên lửa chống hạm”, ông Sivkov nói.
Ông Sivkov coi sự cố trong một vụ phóng thử nghiệm HAWC là điều rất bình thường. “Chúng tôi không biết mục đích của thử nghiệm này là gì, đó có thể là thử nghiệm phóng, khi tách tên lửa khỏi máy bay và kiểm tra hoạt động của các hệ thống sau khi phóng, sau đó nó phải bị phá hủy để không gây thiệt hại trên mặt đất, điều này đã từng xảy ra. Không có gì quá bất ngờ, chỉ là tình huống khẩn cấp, khi tên lửa được tách ra khỏi máy bay không đúng cách do hoạt động không chính xác của các hệ thống trên máy bay”, ông Sivkov nhấn mạnh.
Trước đó, vào tháng 11/2019, tên lửa siêu thanh phóng từ trên không Kinzhal (Dao găm) của Nga đã được máy bay đánh chặn MiG-31K lần đầu phóng thử tại vùng Bắc Cực. Cụ thể, máy bay đánh chặn MiG-31K cất cánh từ sân bay Olenegorsk ở khu vực Murmansk thuộc miền bắc nước Nga và phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal nhằm vào một mục tiêu trên mặt đất ở trường bắn Pemboi tại vùng Komi.
Theo các nguồn tin, tên lửa được dùng cho cuộc "thử nghiệm" là tên lửa Kinzhal, mới được Nga phát triển. Ngay sau khi được phóng đi khỏi máy bay, tên lửa bay với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh (Mach 10), và theo giới thiệu của Nga, đây là loại tên lửa mà đối phương hoàn toàn không có khả năng đánh chặn.
Với tốc độ siêu vượt thanh, tên lửa Kinzhal có thể đánh chìm một chiến hạm có tải trọng hàng chục nghìn tấn, chỉ bằng một phát bắn, mà đầu đạn tên lửa không phải mang quá nhiều thuốc nổ.
Trong một tuyên bố ngày 24/12/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, Moscow “dần trở thành quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí siêu thanh”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nước Nga dẫn đầu thế giới trong việc phát triển thế hệ vũ khí mới, thay vì phải bám đuổi Mỹ như chế tạo bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trước đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo