Quốc tế

Mỹ và đồng minh thành lập liên minh mới ở Thái Bình Dương

Ngày 25/6, phương tiện truyền thông đưa tin Mỹ và một số đồng minh của nước này đã thiết lập một liên minh mới tại khu vực Thái Bình Dương.

Amazon - 'Vị đại gia' âm thầm thâu tóm nhiều dự án trọng điểm của Mỹ / Một mùa Hè hỗn loạn ở châu Âu

Bình minh tại đảo quốc Solomon ở Thái Bình Dương. Ảnh: RT

Hãng tin RT (Nga) cho biết Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Anh đã thiết lập một liên minh mới nhằm tăng cường các mối quan hệ kinh tế và an ninh với các quốc đảo Thái Bình Dương.

Trong một tuyên bố chung đưa ra ngày 24/6, nhóm thành viên của liên minh mới, có tên gọi là Các đối tác ở Thái Bình Dương Xanh (PBP), tuyên bố mục đích của liên minh là tăng cường hiệu quả cho các nỗ lực đang triển khai hiện nay “nhằm hỗ trợ sự thịnh vượng, khả năng chống chịu và an ninh” ở khu vực này.

Tuyên bố khẳng định liên minh PBP sẽ hoạt động “theo các nguyên tắc của chủ nghĩa khu vực Thái Bình Dương, chủ quyền, minh bạch, có trách nhiệm, và trên hết là sẽ được dẫn dắt và hướng dẫn bởi các quần đảo Thái Bình Dương”. PBP cho biết thêm mục đích cốt lõi của liên minh cũng bao hàm việc mở rộng các cơ hội hợp tác giữa các đảo quốc Thái Bình Dương với phần còn lại của thế giới.

PBP cho rằng việc thiết lập liên minh này là cần thiết vì khu vực Thái Bình Dương đang đối mặt với “những thách thức cấp bách nhất”, trong đó có tình trạng biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và “áp lực ngày càng lớn nhắm vào trật tự thế giới tự do và rộng mở dựa trên luật pháp”.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố cam kết dành nhiều nguồn lực hơn cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong một tuyên bố, Nhà Trắng nêu rõ: "Chúng tôi thống nhất với quyết tâm chung mang lại lợi ích cho người dân ở Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng thống nhất trong cách hiện thực hóa tầm nhìn này”.

 

Điều phối viên Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Nhà Trắng, ông Kurt Campbell, ngày 23/6 cho biết ông mong đợi nhiều quan chức cấp cao của Mỹ đến thăm các quốc đảo Thái Bình Dương, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại khu vực có ý nghĩa chiến lược này. Theo ông Campbell, Mỹ cần nhiều cơ sở ngoại giao hơn trong khu vực, đồng thời tiếp xúc nhiều hơn với các quốc đảo Thái Bình Dương.

Cuối tháng 5 vừa qua, Ngoại trưởng Vương Nghị đã có chuyến công du 10 ngày tới 8 quốc gia Nam Thái Bình Dương. Theo nhật báo China Daily, chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị tới 8 nước, bao gồm Quần đảo Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Timor Leste nhằm thúc đẩy quan hệ với các quốc đảo trong khu vực và đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã thực hiện hơn 100 dự án viện trợ, cung cấp hơn 200 đợt hỗ trợ bằng hiện vật và đào tạo khoảng 10.000 người trong các lĩnh vực khác nhau cho các quốc gia Thái Bình Dương. Tất cả 10 quốc đảo đã ký kết hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai, Con đường” với Bắc Kinh cũng như bày tỏ sẵn sàng tham gia Sáng kiến Phát triển Toàn cầu của Trung Quốc.

Kể từ khi bùng phát dịch COVID-19, Trung Quốc đã cấp cho các quốc đảo Thái Bình Dương gần 600.000 liều vaccine và hơn 100 tấn vật tư chống dịch. Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới hỗ trợ Tonga sau vụ phun trào núi lửa và nước này cũng hỗ trợ Quần đảo Solomon duy trì sự ổn định và ngăn chặn bạo lực.

Theo giới quan sát, các can dự của Trung Quốc nằm trong cái gọi là kế hoạch gọi là “Tầm nhìn Phát triển Toàn diện” của nước này với các quốc đảo Thái Bình Dương.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm