Quốc tế

Mỹ và đồng minh vật lộn tìm cách giảm phụ thuộc về kinh tế với Trung Quốc

Các nước G7 đang tìm cách bớt phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng vẫn muốn duy trì thương mại, đầu tư toàn cầu.

Lựu pháo 152mm của Nga phản pháo vào đội hình Ukraine / Súng cối liên thanh của Nga nhả đạn liên hồi vào mục tiêu Ukraine

Ngoại trưởng các nước G7 nhóm họp tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng các nước G7 nhóm họp tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Theo tờ Wall Street Journal ngày 17/4, Mỹ và các đồng minh đang tìm cách làm thế nào để cắt giảm các mối quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc, cố gắng hạn chế trong một số lĩnh vực mà họ coi là chiến lược trong khi vẫn duy trì dòng chảy đầu tư và thương mại rộng lớn hơn với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã thay đổi cách các cường quốc phương Tây nghĩ về chiến lược của họ đối với Trung Quốc, một đối thủ địa chính trị và là đối tác gần gũi của Moskva.
Theo các quan chức kinh tế hàng đầu của phương Tây, các nước G7 (gồm Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Anh và Nhật Bản) đang ngày càng lo ngại rằng Trung Quốc, nhà sản xuất nhiều hàng hóa và nguyên liệu, có thể cắt đứt các mặt hàng xuất khẩu chính trong trường hợp xảy ra xung đột hoặc đại dịch khác. Họ cũng lo lắng rằng đầu tư và công nghệ của phương Tây, nếu không bị hạn chế, có thể giúp Bắc Kinh tăng cường năng lực quân sự của mình.
Nhưng các quan chức G7 lưu ý rằng họ cũng đang cố gắng tránh những bước đi có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi nỗ lực thống nhất đằng sau các chính sách cụ thể nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
“Lựa chọn chiến lược lớn mà chúng tôi đang cân nhắc là liệu trong việc tìm cách tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của mình, chúng tôi có đưa thế giới trở lại chủ nghĩa bảo hộ hay không”, Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Theo ông Hunt, các đồng minh phương Tây nên “làm việc cùng nhau với tư cách là các nền dân chủ đồng minh để cải thiện khả năng phục hồi đó”.
Các quan chức G7 tuần trước cho biết họ đã đồng ý với các sáng kiến ​​mới nhằm củng cố chuỗi cung ứng bên lề cuộc họp nửa năm một lần của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Bước đi này theo sau một cam kết gần đây của Mỹ và các đồng minh nhằm phát triển các công cụ chính sách mới để chống lại các biện pháp kinh tế thù địch.
IMF đã công bố một báo cáo vào tuần trước, lặp lại những cảnh báo trước đó của họ về nguy cơ nền kinh tế toàn cầu bị chia rẽ thành các khối địa chính trị cạnh tranh do Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu. Tổ chức tài chính đa phương này cảnh báo rằng sự chia rẽ như vậy sẽ làm giảm thương mại và suy yếu tăng trưởng toàn cầu.
“Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta có thể quyết tâm hơn trong việc tăng cường an ninh nguồn cung, nhưng không đẩy thế giới đi quá xa đến mức rơi vào Chiến tranh Lạnh lần thứ hai? Tôi biết hậu quả của Chiến tranh Lạnh là gì và không muốn thấy điều đó lặp lại”, Chủ tịch IMF Kristalina Georgieva nói tại một cuộc họp báo.
Trong số các thành viên G7, Mỹ đang tăng cường điều hướng nền kinh tế toàn cầu khỏi phụ thuộc vào Trung Quốc. Các luật mới được ban hành vào năm ngoái với các khoản trợ cấp lớn để thu hút các công ty công nghệ bán dẫn và năng lượng sạch quan trọng quay trở lại Mỹ. Chính quyền Biden cũng đã hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến và thiết bị liên quan sang Trung Quốc, đồng thời đang chuẩn bị các biện pháp hạn chế đầu tư mới vào nước này.
Nhưng các khoản trợ cấp của Mỹ cho công nghệ năng lượng sạch, chủ yếu nhằm mục đích xây dựng ngành công nghiệp bên ngoài Trung Quốc, đã khiến các quan chức EU tức giận với lập luận rằng các khoản trợ cấp mới khiến nhiều công ty của họ gặp bất lợi.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm