Quốc tế

Tiêm kích Su-35 có thực sự yếu thế trước F-16 vì radar lạc hậu như lời phi công Mỹ?

Tiêm kích Su-35 của Nga không có nhiều cơ hội trước F-16 tối tân khi radar của nó quá lạc hậu, một cựu phi công lái F-16 của Mỹ tuyên bố. Tuy nhiên các chuyên gia phía Nga lại có nhận định trái chiều.

Uy lực của tiêm kích Su-35 kết hợp với tên lửa "tử thần siêu thanh" Kh-31 / Máy bay Nga Su-35S phóng tên lửa diệt tiêm kích đối phương ở Ukraine

Theo phi công Hampton, hai máy bay chiến đấu có ưu và nhược điểm riêng, khi một chiếc chuyên đánh ở khoảng cách gần, trong khi loại kia tối ưu hóa cho việc đánh từ cự ly xa.

Theo phi công Hampton, hai máy bay chiến đấu có ưu và nhược điểm riêng, khi một chiếc chuyên đánh ở khoảng cách gần, trong khi loại kia tối ưu hóa cho việc đánh từ cự ly xa.

Trong trường hợp đầu tiên, thành công trong chiến đấu thường phụ thuộc vào kinh nghiệm của phi công và mức độ hiểu biết của anh ta về chiếc máy bay mình đang lái. Tuy nhiên đối với không chiến tầm xa, radar và cảm biến của máy bay là tối quan trọng.

Trong trường hợp đầu tiên, thành công trong chiến đấu thường phụ thuộc vào kinh nghiệm của phi công và mức độ hiểu biết của anh ta về chiếc máy bay mình đang lái. Tuy nhiên đối với không chiến tầm xa, radar và cảm biến của máy bay là tối quan trọng.

Trung tá Hampton cho biết, Su-35 sử dụng công nghệ radar lỗi thời 30 năm tuổi. Đây là một vấn đề lớn đối với người Nga. Trong khi đó F-16 có radar tiên tiến, điều này giúp phi công giữ lợi thế lớn trong không chiến tầm xa.

Trung tá Hampton cho biết, Su-35 sử dụng công nghệ radar lỗi thời 30 năm tuổi. Đây là một vấn đề lớn đối với người Nga. Trong khi đó F-16 có radar tiên tiến, điều này giúp phi công giữ lợi thế lớn trong không chiến tầm xa.

Ngoài ra, cựu phi công Mỹ nhớ lại rằng radar của F-16 có thể theo dõi nhiều mục tiêu. Một ưu điểm khác của chiếc Fighting Falcon là khả năng tấn công một mục tiêu bằng nhiều loại tên lửa khác nhau.

Ngoài ra, cựu phi công Mỹ nhớ lại rằng radar của F-16 có thể theo dõi nhiều mục tiêu. Một ưu điểm khác của chiếc Fighting Falcon là khả năng tấn công một mục tiêu bằng nhiều loại tên lửa khác nhau.

Tuy nhiên, tuyên bố của ông Hampton không hoàn toàn chính xác. Ví dụ, radar của Su-35 là N035 Ibris và nó không phải là công nghệ 30 năm tuổi như loại N001 trang bị trên Su-27 Flanker.

Tuy nhiên, tuyên bố của ông Hampton không hoàn toàn chính xác. Ví dụ, radar của Su-35 là N035 Ibris và nó không phải là công nghệ 30 năm tuổi như loại N001 trang bị trên Su-27 Flanker.

Radar N035 được đưa vào hoạt động từ năm 2007. Mặc dù không phải là loại mảng pha quét chủ động (AESA) mà là quét thụ động (PESA), nhưng Ibris cũng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu.

Radar N035 được đưa vào hoạt động từ năm 2007. Mặc dù không phải là loại mảng pha quét chủ động (AESA) mà là quét thụ động (PESA), nhưng Ibris cũng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu.

Theo các kỹ sư Nga, radar này có thể theo dõi tới 30 mục tiêu trên không ở cự ly 350 km, đồng thời tấn công 8 đối tượng trong số đó. Điều này cho thấy rằng Su-35 giống như F-16, có thể sử dụng nhiều loại vũ khí để chống lại đa dạng các mối đe dọa.

Theo các kỹ sư Nga, radar này có thể theo dõi tới 30 mục tiêu trên không ở cự ly 350 km, đồng thời tấn công 8 đối tượng trong số đó. Điều này cho thấy rằng Su-35 giống như F-16, có thể sử dụng nhiều loại vũ khí để chống lại đa dạng các mối đe dọa.

Theo cựu phi công người Mỹ, khả năng cơ động của F-16 giúp tiêm kích Mỹ có lợi thế lớn hơn trong cận chiến. Song theo dữ liệu chính thức, ngược lại Su-35 đánh bại F-16 ở chỉ số này.

Theo cựu phi công người Mỹ, khả năng cơ động của F-16 giúp tiêm kích Mỹ có lợi thế lớn hơn trong cận chiến. Song theo dữ liệu chính thức, ngược lại Su-35 đánh bại F-16 ở chỉ số này.

Tuy nhiên tất cả chỉ là các "trận chiến trên giấy", hai loại chiến đấu cơ này chưa từng có màn đụng độ trực tiếp, cho nên khó có thể đưa ra cái nhìn thật chính xác.

Tuy nhiên tất cả chỉ là các "trận chiến trên giấy", hai loại chiến đấu cơ này chưa từng có màn đụng độ trực tiếp, cho nên khó có thể đưa ra cái nhìn thật chính xác.

Trung tá Hampton gọi số liệu này là “chiến thuật”. Theo ông, vấn đề của phi công Nga là quá tin vào các số liệu từ nhà sản xuất.

Trung tá Hampton gọi số liệu này là “chiến thuật”. Theo ông, vấn đề của phi công Nga là quá tin vào các số liệu từ nhà sản xuất.

Ý kiến của cựu phi công Mỹ được giới truyền thông đặc biệt chú ý trong những tuần gần đây. Ông Hampton là người có khá nhiều kinh nghiệm thực chiến, ý kiến của nhân vật này vì vậy được coi là đủ tin cậy để tham khảo.

Ý kiến của cựu phi công Mỹ được giới truyền thông đặc biệt chú ý trong những tuần gần đây. Ông Hampton là người có khá nhiều kinh nghiệm thực chiến, ý kiến của nhân vật này vì vậy được coi là đủ tin cậy để tham khảo.

Tuy vậy cần nhấn mạnh đó là phía Nga thường xuyên tuyên bố rằng Su-35 có thể xử lý bất kỳ máy bay phương Tây nào và đối phương không thể cạnh tranh với tiêm kích do Moskva chế tạo.

Tuy vậy cần nhấn mạnh đó là phía Nga thường xuyên tuyên bố rằng Su-35 có thể xử lý bất kỳ máy bay phương Tây nào và đối phương không thể cạnh tranh với tiêm kích do Moskva chế tạo.

Câu trả lời rõ ràng nhất về tính năng kỹ chiến thuật của từng loại máy bay chiến đấu chỉ có thể nhận được khi chúng thực sự đụng độ nhau trên bầu trời.

Câu trả lời rõ ràng nhất về tính năng kỹ chiến thuật của từng loại máy bay chiến đấu chỉ có thể nhận được khi chúng thực sự đụng độ nhau trên bầu trời.

Tuy nhiên ngay cả khi đó cũng có nhiều yếu tố khác tác động, ví dụ như phi công có được hỗ trợ từ radar mặt đất hay máy bay AWACS hay không, hoặc phiên bản F-16 và Su-35 đang đối đầu.

Tuy nhiên ngay cả khi đó cũng có nhiều yếu tố khác tác động, ví dụ như phi công có được hỗ trợ từ radar mặt đất hay máy bay AWACS hay không, hoặc phiên bản F-16 và Su-35 đang đối đầu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm