Mỹ vội nâng cấp Zumwalt khi chưa hoạt động
Mỹ "chơi sốc" khi chi tiền mua tên lửa mồi bẫy mà Nga rất "kị" / "Siêu tăng" M48 Patton của Mỹ từ chiến tranh Việt Nam bất ngờ "đội mồ sống lại"
Bản hợp đồng được Hải quân Mỹ ký kết với nhà thầu Raytheon Co để nâng cấp phần mềm và cả một số phần cứng bên ngoài thân cho tàu khu trục lớp Zumwalt. Quyết định này được đưa ra nhằm chống bị xâm nhập vào hệ thống điều khiển và có thể giúp tàu mang theo được nhiều loại vũ khí hơn.
Quyết định nâng cấp được đưa ra sau khi USS Zumwalt đã hoàn thành chuyến đi biển với hàng loạt trang bị mới gắn bên ngoài thân vỏ để thử nghiệm. Khi quan sát diện mạo mới của con tàu này, nhiều người không khỏi bất ngờ khi thấy cấu trúc thượng tầng của USS Zumwalt không còn là mặt phẳng như trước đây mà thay vào đó là hàng loạt đài vô tuyến và cột ăng ten xuất hiện.
Diện mạo mới của USS Zumwalt cho thấy, Hải quân Mỹ đã áp dụng giải pháp hy sinh một phần tính tàng hình để cắt giảm chi phí hoàn thiện chiến hạm siêu đắt đỏ này. Cụ thể, hệ thống liên lạc vệ tinh trên băng tần EHF và UHF được lắp ở hai bên thượng tầng, cùng hai tổ hợp Đường truyền dữ liệu chiến thuật chung (TCDL) phía trên đài chỉ huy. USS Zumwalt cũng được trang bị một cột ăng ten cố định ở trên thượng tầng.
"Việc lắp thiết bị liên lạc bên ngoài giúp tiết kiệm chi phí do không phải chỉnh sửa thượng tầng và phát triển đài ăng ten nằm chìm trong vỏ tàu. Nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tàng hình, làm tăng diện tích phản xạ radar của USS Zumwalt và con tàu này không còn là tàng hình đúng nghĩa", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận định.
Và một phương án cắt giảm chi phí khác được Mỹ áp dụng là lắp pháo tự động Bushmaster 30 mm ở đuôi tàu, thay cho biến thể pháo bắn nhanh 57mm như thiết kế nguyên bản. Sau khi hoàn thành nâng cấp, thời gian thử nghiệm hệ thống tác chiến của USS Zumwalt có thể phải kéo dài đến tận năm 2021, trước khi con tàu có thể đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu ban đầu.
Trước khi Mỹ quyết định nâng cấp, con tàu này từng khiến Hải quân Mỹ chết dở vì vài lần chết máy trên hải trình thử nghiệm. Thực tế đó đã khiến chuyên gia Kyle Mizokami từ chính tạp chí danh tiếng của Mỹ là The National Interest đánh giá, Zumwalt chỉ được xếp ngang hàng với tuần dương hạm Kirov thời Liên xô.
Mizokami cho rằng, hiện nay chiến hạm mặt nước thế hệ mơi nhất, hiện đại nhất của Hải quân Mỹ là siêu khu trục hạm tối tân được tung hô là số 1 thế giới, thuộc lớp Zumwalt, còn đại diện cho hạm đội hải quân hùng mạnh của Nga sẽ là tàu mặt nước lớn nhất thế giới thuộc lớp Kirov.
Siêu tuần dương hạm này được chế tạo trong khuôn khổ dự án 1144, có lượng giãn nước gần 30.000 tấn. Hiện chiếc tàu lớn nhất của Hải quân Nga thuộc lớp này là tuần dương hạm Peter Đại đế, mang số hiệu 099, được trang bị động cơ hạt nhân hạng nặng.
Trong khi đó, USS Zumwalt được thiết kế theo quan niệm rằng, tàu chiến cần tàng hình đối với radar nhờ vào hình dạng đặc biệt của nó nên hình dáng của con tàu giống dạng kim tự tháp cụt, thượng tầng trơn nhẵn, các hệ thống radar hoàn toàn đưa vào trong, làm giảm diện tích phản xạ hiệu dụng của radar đối phương.
Siêu hạm Zumwalt này còn được trang bị các công nghệ đem lại nhiều lợi thế, nổi bật nhất là Hệ thống máy tính tích hợp trên toàn bộ con tàu và một mạng lưới kiểm soát mọi hệ thống tác chiến từ radar đến vũ khí, cho phép hạm trưởng có thể kiểm soát mọi hệ thống từ bất kì nơi nào trên tàu.
Còn "Peter Đại đế" đã ra đời cách đây vài chục năm, nên vẫn thiết kế theo kiểu cũ với cấu trúc thượng tần cao và rườm rà. Tuy nhiên, tác giả Kyle Mizokami cho rằng, trang bị vũ khí của nó vẫn rất hiệu quả, đặc biệt là 20 quả tên lửa chống hạm tầm xa và hệ thống phòng không tuyệt vời của tàu tuần dương này.
Chỉ với số vũ khí này, tuần dương hạm Nga đủ sức đánh bại USS Zumwalt và khiến tính năng tàng hình của con tàu có kinh phí chế tạo lên đến trên 4 tỷ USD không còn tồn tại, chuyên gia Mỹ nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo