Mỹ vừa dọa nạt vừa chèo kéo, Ấn Độ sẽ từ bỏ S-400 Nga?
Mỹ "bắt bài" hệ thống S-400 của Nga ở Syria / Mỹ bất lực trong việc "bẻ khóa" S-400 Nga triển khai tại Syria
Đây là tuyên bố được một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra, sau khi Mỹ - Ấn ký kết Phụ lục An ninh Công nghiệp (ISA) nhân sự kiện đối thoại 2+2 lần thứ hai giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao hai nước với Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ tại Washington.
Mỹ muốn Ấn Độ từ bỏ thương vụ mua S-400 của Nga. (Ảnh: Sputnik) |
“S-400 đã trở thành đề tài bàn luận suốt một thời gian dài. Ấn Độ thừa hiểu những mối quan ngại của chúng tôi về Nga và thái độ của Nga, cũng như khả năng cùng phối hợp hành động giữa Mỹ - Ấn”, Sputnik dẫn lời vị quan chức Mỹ.
Liên quan tới việc New Delhi và Washington ký kết 3 thỏa thuận theo chương trình Sáng kiến Thương mại và Công nghệ quốc phòng nhằm tăng cường năng lực cùng hợp tác và sản xuất những công nghệ quan trọng, vị quan chức Mỹ nhấn mạnh thêm, “đây là lúc cần đưa ra một lựa chọn mang tính chiến lược về các hệ thống và nền tảng vũ khí. Chúng tôi khuyến khích Ấn Độ nghiên cứu các nền tảng và hệ thống của Mỹ bởi hệ thống của chúng tôi là hiệu quả nhất trong bối cảnh hai nước cùng đối mặt với những thách thức ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”.
Trước đó, Ấn Độ cũng đã ký kết với Mỹ hai thỏa thuận mang tính nền tảng gồm Bản ghi nhớ về Thỏa thuận trao đổi hậu cần (LEMOA) và Hiệp ước Tương thích và Bảo mật truyền thông (COMCASA) lần lượt vào các năm 2016 và 2018.
Tuy nhiên, CEO Tập đoàn Công nghệ quốc gia Nga Rostec, ông Sergey Chemezov phát biểu hồi tháng 11 rằng, Nga sẽ hoàn thành bản hợp đồng chuyển giao các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Ấn Độ vào năm 2025. Ngoài ra, Nga cũng đã nhận được khoản chi trả đầu tiên của Ấn Độ trong thương vụ mua S-400.
Nga - Ấn đã ký kết thỏa thuận mua bán các hệ thống phòng không S-400 có tổng trị giá 5,43 tỉ USD vào năm 2018 bất chấp việc Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt đối bất cứ quốc gia nào mua vũ khí của Nga chiểu theo Đạo luật Chống lại các đối thủ của Mỹ bằng lệnh trừng phạt (CAATSA).
End of content
Không có tin nào tiếp theo