Quốc tế

Tên lửa PrSM xuyên thủng hàng phòng thủ S-400?

Theo tướng Mỹ John Rafferty, tên lửa Precision Strike Missile (PrSM) đủ khả năng xuyên thủng hàng phòng thủ tối tân của Nga.

Cận cảnh tổ hợp phòng không Việt Nam tự "độ" lại trên nền tảng tên lửa Strela-2M / Sau Pohang 20, Hải quân Việt Nam sẽ mang "tên lửa quốc dân" Kh-35 lên tàu Svetlyak?

Trong kịch bản thực chiến tiềm năng ở châu Âu, tên lửa PrSM Mỹ sẽ được sử dụng chủ yếu để chọc thủng hệ thống phòng không của Nga. Trong khi đó ở Thái Bình Dương loại vũ khí này có chức năng chống các tàu chiến của Trung Quốc.

Tướng Mỹ nhấn mạnh rằng việc phát triển vũ khí mới như vậy đang được xúc tiến nhằm mục đích thay thế cho hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS. Tên lửa mới có kích thước nhỏ hơn so với ATACMS. Đặc điểm này cho phép bố trí số lượng đạn lớn hơn tại các trạm tên lửa.

Tên lửa PrSM.

Tên lửa PrSM.

"Thay vì hoãn phóng đến đầu năm 2020 như ban đầu, công việc này đã được thực hiện hồi đầu tháng 12/2019 nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện vũ khí và giúp Mỹ có thêm phương án đối phó với đối thủ trong tình hình mới", Thiếu tướng Mỹ John Rafferty nói.

Việc phát triển hệ thống PrSM là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của công nghiệp quốc phòng Mỹ.

"Chúng ta phải phát triển các hệ thống vũ khí tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất. Thất bại trong việc phát triển hệ thống tên lửa này sẽ bị các đồng minh đặt câu hỏi về năng lực của Mỹ trong việc đảm bảo cân bằng với sự đe dọa từ phía Nga", vị tướng Mỹ cho biết thêm.

Thông tin từ vị tướng Mỹ cũng nhấn mạnh PrSM có khả năng "tấn công vào sâu nội địa lãnh thổ đối thủ" nếu được đặt đúng vị trí. Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn kỳ vọng PrSM hoàn thiện phiên bản mặt đất sẽ có thêm các bản nâng cấp cho phép hoạt động như các tên lửa chống hạm thông minh.

 

Hệ thống vũ khí này được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách tới 500km. Đặc biệt đây sẽ là vũ khí Mỹ coi là đủ mạnh để làm đối trọng với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga.

"PrSM sẽ thay thế các loại tên lửa hạng nặng đã có tuổi, đồng thời củng cố sức mạnh cho Quân đội Mỹ sau khi chính phủ ban hình chính sách loại bỏ các tên lửa thế hệ cũ", nhà sản xuất Mỹ cho biết.

Một trong những đặc điểm nổi trội của tên lửa mới là nó cho phép các đơn vị bộ binh có thể tấn công từ khoảng cách an toàn. Vũ khí này sẽ mang được cả đầu đạn thông thường và một loại đầu đạn mới và được lắp đặt hệ thống định vị mục tiêu hiện đại hơn các tên lửa trước đây, cho phép hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Dù PrSM được đánh giá rất cao nhưng việc tên lửa này có thể vượt qua được phòng thủ Nga với những tổ hợp S-400 lại là chuyện khác bởi trong lần khai hỏa đầu tiên (đầu tháng 12/2019) kể từ khi triển khai tại Syria, hệ thống S-400 được cho là đã đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo Jericho Israel từ khoảng cận tối đa (gần 400km).

Đoạn video được một tài khoản Twitter đăng tải cho thấy một quả đạn tên lửa phòng không được phóng lên bầu trời, tuy nhiên chưa rõ đó có phải đạn 48N6 trang bị cho tổ hợp S-400 thực hiện đánh chặn hay không.

 

Với màn thể hiện ấn tượng của S-400 thì trên lý thuyết, việc đối phó với PrSM của Mỹ hoàn toàn nằm trong khả năng của phòng thủ Nga và cả S-400.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm