Quốc tế

Nâng cấp đặc biệt khiến MiG-31I đe dọa mọi căn cứ NATO

MiG-31I - phiên bản nâng cấp của MiG-31 Foxhound đã được bổ sung một thiết bị đặc biệt cho phép mở rộng tầm hoạt động.

Israel tấn công Iran bằng tên lửa đạn đạo bí ẩn chưa từng được sử dụng? / 5 tên lửa bắn từ Iraq vào căn cứ quân sự Mỹ ở Syria

Một nguồn tin quốc phòng giấu tên cho biết một hệ thống tiếp nhiên liệu trên không đặc biệt đã được tích hợp vào tiêm kích đánh chặn MiG-31I, qua đó mở rộng tầm hoạt động của nó trong các tình huống chiến đấu.

"Các máy bay MiG-31I phục vụ trong lực lượng hàng không tầm xa của Nga hiện có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng đáng kể cự ly hoạt động của chúng trong các cuộc giao tranh”, nguồn tin nói rõ.

Nhiều người có thể nhầm lẫn MiG-31I với biến thể MiG-31K. Để giải quyết mọi hiểu lầm, một nguồn ẩn danh khác đã cung cấp sự rõ ràng khi giải thích rằng MiG-31I khác biệt ở động cơ, hệ thống điện tử hàng không và cấu hình tên lửa mà nó có thể mang theo.

Ông Vijainder K. Thakur, một cựu phi công Ấn Độ hiện đã chuyển sang làm nhà phân tích quân sự đã nói về khả năng mới của tiêm kích MiG-31I.

Tiêm kích MiG-31I của Nga là một phương tiện tác chiến rất đặc biệt.

Tiêm kích MiG-31I của Nga là một phương tiện tác chiến rất đặc biệt.

Vị chuyên gia nhấn mạnh rằng hiện nay hầu hết châu Âu đều có thể bị tổn thương trước sức mạnh của tên lửa Kinzhal. Ngoài ra Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) phải duy trì mức độ cảnh giác cao liên tục sau khi được cảnh báo về việc MiG-31I cất cánh.

Các báo cáo chỉ ra rằng MiG-31I đã trải qua quá trình tiếp nhiên liệu trên không thông qua máy bay Il-78, một phương tiện này có thể tiếp nhiên liệu cùng lúc cho 2 chiếc MiG-31. Xem xét yêu cầu nhiên liệu của MiG-31 là 17,7 tấn, một chiếc Il-78 mang đủ dầu cho một đến ba lần tiếp nhiên liệu đầy đủ.

MiG-31I, còn gọi bằng cái tên Ishim, là một biến thể của MiG-31 - máy bay đánh chặn siêu âm được phát triển để sử dụng bởi Lực lượng Không quân Liên Xô.

Chữ 'I' trong MiG-31I là viết tắt của 'Ishim', được đặt theo tên sông Ishim ở Kazakhstan, nơi có Sân bay vũ trụ Baikonur. Biến thể này được thiết kế đặc biệt cho các nhiệm vụ ở độ cao và tốc độ lớn, đặc biệt là phóng vệ tinh nhỏ vào không gian.

Trong khi MiG-31 tiêu chuẩn được thiết kế như một tiêm kích đánh chặn, tập trung vào tốc độ, tầm hoạt động và khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc thì MiG-31I được điều chỉnh cho vai trò chuyên biệt hơn.

 

MiG-31I có khung thân đã được sửa đổi để mang theo phương tiện phóng vệ tinh cỡ nhỏ, biến nó từ một máy bay chiến đấu truyền thống thành một loại bệ phóng trên không.

Điểm khác biệt nữa nằm ở hệ thống điện tử hàng không của máy bay. MiG-31I được trang bị hệ thống định vị mới và các thiết bị chuyên dụng khác để hỗ trợ sứ mệnh phóng tên lửa vào không gian.

Các khí tài bao gồm một hệ thống điều khiển chuyến bay mới, một hệ thống đo đạc từ xa chuyên dụng để giám sát phương tiện phóng và một vài sửa đổi khác để hỗ trợ vai trò đặc biệt của nó.

Bất chấp những sửa đổi này, MiG-31I vẫn duy trì nhiều đặc điểm của một tiêm kích đánh chặn đáng gờm, nó giữ lại động cơ mạnh mẽ và khả năng bay ở độ cao và tốc độ lớn như thiết kế ban đầu.

Tuy nhiên những thay đổi được thực hiện để phù hợp với phương tiện phóng đã dẫn đến một số đánh đổi, bao gồm cả việc giảm khả năng chiến đấu của máy bay.

 

Cuối cùng, MiG-31I đại diện cho sự thay đổi độc đáo của thiết kế MiG-31, cho thấy tính linh hoạt của nền tảng. Mặc dù nó có thể chưa được sử dụng rộng rãi nhưng đây là một ví dụ thú vị về cách máy bay quân sự có thể được điều chỉnh cho các vai trò phi truyền thống.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm