Nâng cấp mới khiến THAAD vượt xa S-500 Nga
Vệ binh quốc gia Nga bất ngờ dồn lượng lớn thiết giáp về thủ đô / Su-27 Nga rơi tại khu vực NATO triển khai tàu chiến
Theo nguồn tin này, nhà thầu BAE Systems (cơ sở tại Mỹ) và Lockheed Martin đã đạt được thỏa thuận về việc phát triển hệ thống sục sạo hồng ngoại mới - GOS trang bị cho tổ hợp phòng thủ THAAD. Gói nâng cấp trên sẽ giúp mở rộng đáng kể pham vi đánh chặn và tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu của THAAD.
"Việc phát triển và hoàn thiện hệ thống GOS hiện là một trong những ưu tiên hàng đầu của BAE Systems. Đây là sản phẩm giúp khẳng định thương hiệu của hãng chế tạo vũ khí Anh trong lĩnh vực phát triển hệ thống dẫn đường tinh vi cho các dòng tên lửa chính xác cao", Giám đốc Chương trình phát triển tổ hợp THAAD, Barry Yeadon cho biết.
Hệ thống THAAD của Mỹ. |
Theo thiết kế của hệ thống THAAD, đầu dò hồng ngoại GOS đóng vai trò quan trọng, khi nó là thiết bị giúp nhận diện mục tiêu ở độ cao lớn để điều khiển tên lửa đánh trúng mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối.
Sự tinh vi của hệ thống giúp GOS có thể nhận diện ra mục tiêu ở khoảng cách lớn và trong môi trường đặc biệt như tầng ngoại vi của khí quyển Trái đất. BAE Systems đã cung cấp khoảng 500 hệ thống GOS, gồm nhiều phiên bản khác nhau, cho phía đối tác Mỹ.
Quá trình tích hợp hệ thống GOS mới vào tên lửa đánh chặn của THAAD sẽ được tiến hành tại cơ sở của BAE Systems tại Nashua (bang New Hampshire) và Endicott (bang New York).
Đánh giá về gói nâng cấp với THAAD, trang Defence-blog cho rằng hệ thống phòng thủ này của Mỹ càng khẳng định được sức mạnh trước hệ thống S-500 Nga đang hoàn thiện. Vũ khí này là một trong những tinh hoa của nền công nghiệp quốc phòng Nga có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo và vệ tinh.
Các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của tổ hợp phòng không S-500 xóa bỏ mọi nghi ngờ về khả năng thực của nó. Tại Nga tổ hợp phòng thủ S-500 được thử nghiệm ở khoảng cách mà trước đó được cho là không thể vượt qua.
Trong một số cuộc thử nghiệm, tổ hợp S-500 bắn trúng và diệt thành công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 481 km, đây là khoảng cách lớn hơn nhiều so với các tổ phòng thủ Nga từng thử nghiệm trước kia. Theo thiết kế, S-500 có thể diệt mục tiêu với bán kính lên đến 600 km.
Với những tính năng của S-500, hiện nay vũ khí này không có đối thủ trên thế giới. Tuy nhiên báo Mỹ cho rằng hệ thống phòng thủ này của Nga không thể thực hiện đòn "truy đuổi tiêu diệt" với mục tiêu như của Mỹ.
Tạp chí National Interest cho biết, ngay từ thời Chiến tranh lạnh, hầu hết những hệ thống đánh chặn của phòng thủ Mỹ đều được thiết kế theo kiểu đánh chặn hit to kill. Hiện nay, phương thức đánh chặn "hit to kill" vẫn là số 1 và Mỹ khiến không một nước nào có thể theo kịp.
Từ những hệ thống Patriot đến THAAD... và đặc biệt là đạn đánh chặn của chương trình Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) cũng sở hữu cách đánh chặn này.
Những hệ thống phòng thủ này được thiết kế với cảm biến, bộ điều khiển, chuyển hướng cực linh hoạt. Một đầu đạn đánh chặn có thể đạt vận tốc siêu vượt âm cùng khả năng chuyển hướng mà không làm giảm độ chính xác, giúp nó có thể tiếp cận và tiêu diệt những tên lửa hiện đại nhất.
Thông tin về tên lửa của đối phương bao gồm quỹ đạo và phạm vi ảnh hưởng có thể xảy ra được chuyển đến trung tâm dựa trên những vệ tinh và hệ thống radar trên mặt đất.
Chỉ sau ít phút từ khi có thông tin về tên lửa đối phương, hệ thống tên lửa đánh chặn đã được chuẩn bị sẵn sàng và được lập trình bởi thông tin thu được từ radar.
Khi tên lửa được phóng đi thực hiện đòn đánh kiểu hit to kill (cách đánh rất khó chống đỡ với bất cứ hệ thống phòng thủ nào của Nga dù đó là S-500), mục tiêu gần như không có cơ hội trốn thoát.
End of content
Không có tin nào tiếp theo