Quốc tế

NATO bất lực nếu 'dòng thác xe tăng Nga' tràn vào Baltic

Các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng nếu Nga tiến hành một cuộc tấn công bằng xe tăng vào các quốc gia Baltic, NATO sẽ không thể chống lại.

Bất ngờ với lý do MiG-35 dù được "lăng xê" vẫn ế ẩm / Chương trình nâng cấp siêu vận tải cơ An-124 của Nga gặp khó

Liên minh quân sự NATO đang giải quyết nhiệm vụ tăng cường lực lượng theo hướng Đông, trong đó Nga được chỉ định là đối thủ chính và có lẽ là đối tượng tác chiến duy nhất vào lúc này nếu chiến tranh xảy ra.

Một trong những nhiệm vụ chính mà NATO phải đối mặt là tăng cường và phát triển lực lượng thiết giáp ở biên giới phía Đông. Theo các nhà phân tích, số lượng xe tăng của liên minh hiện nay thua kém rất nhiều so với Nga. Nếu Nga có 760 chiến xa tập trung ở hướng Tây thì NATO chỉ huy động được 130 chiếc, trong đó 90 xe tăng M1 Abrams của Mỹ được triển khai tạm thời.

Phương Tây tin rằng nếu "dòng thác xe tăng" Nga xuất hiện ở các quốc gia Baltic hoặc Ba Lan thì liên minh sẽ không có khả năng chống cự. Xe tăng NATO không thể nhanh chóng đến viện trợ cho Quân đội Ba Lan hoặc vùng Baltic. Máy bay trực thăng sẽ không đủ sức đẩy lùi các cuộc tấn công của một số lượng lớn xe tăng, đặc biệt là nếu chúng sẽ được "bao phủ" từ trên không.

Thật thú vị, NATO không thiếu xe tăng. Nhưng theo hướng Đông, mọi thứ đều rất tồi tệ: lượng xe bọc thép được triển khai ở đó không đủ để đối đầu với Nga và sẽ không thể chuyển xe tăng từ Tây Âu sang một cách nhanh chóng. Do đó, Nga sẽ giành được thời gian và có cơ hội chiếm các điểm chiến lược quan trọng ở Đông Âu.

Tỷ lệ tương tự về các phương tiện bọc thép khác cũng vậy, chẳng hạn NATO chỉ có 280 xe chiến đấu bộ binh ở hướng Đông, trong khi Nga có thể huy động 1.280 chiếc IFV theo hướng Tây. Trong khi đó, sự di chuyển của các đơn vị bộ binh cơ giới đóng vai trò chính trong việc chiếm các cứ điểm và thiết lập quyền kiểm soát chúng, điều này phụ thuộc vào số lượng xe chiến đấu bộ binh.

Các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A của Quân đội Nga
Các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A của Quân đội Nga

Đồng thời Đức cũng đã giảm số lượng nhân sự và vũ khí, trong khi đây là một thành phần thiết yếu của NATO ở Trung Âu. Phải tới sự kiện năm 2014 ở Ukraine mới buộc giới lãnh đạo Mỹ phải xem xét lại các vấn đề về sự hiện diện quân sự ở châu Âu. Việc giảm số lượng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh là kết quả tự nhiên của sự suy giảm tổng thể trong sự hiện diện của Quân đội Mỹ ở châu Âu. Hoa Kỳ trong những năm 1990 - 2010 đã rút các lữ đoàn xe tăng của họ khỏi các nước châu Âu, chủ yếu là Đức.

Trung đoàn kỵ binh số 2 của Lục quân Hoa Kỳ với các xe thiết giáp bánh lốp Stryker, Lữ đoàn dù số 173 và cũng là lữ đoàn bọc thép được triển khai xoay vòng, có khoảng 90 xe tăng M1 Abrams và 130 xe M2 Bradley, cũng như khoảng 18 pháo tự hành M109 Paladin.

Bộ chỉ huy chung mới của NATO ở Ulm sẽ tăng cường sự gắn kết của các lực lượng xe tăng của Hoa Kỳ, Đức, Anh, Ý cũng như các quốc gia khác tham gia liên minh. Ngoài việc tạo ra một Bộ tư lệnh mới, NATO và Liên minh châu Âu cũng đi đến kết luận rằng cần phải hợp lý hóa cơ sở hạ tầng cho các đoàn quân, như đường hầm và cầu, phù hợp để phục vụ xe tăng và các phương tiện quân sự hạng nặng khác.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm