Chục tỷ USD Mỹ 'trôi sông' vì Iron Dome
Lực lượng Không gian Mỹ sử dụng vũ khí gì? / Lộ cách giấu vũ khí độc đáo của phiến quân Houthi
Quyết định của Mỹ được đưa ra bởi cả Lục quân và Bộ Quốc phòng nước này bất chấp nỗ lực từ phía Israel nhằm thuyết phục Mỹ không lãng phí những hệ thống Iron Dome đã được Lầu Năm Góc mua hồi năm 2019.
Không có lý do rõ ràng chính thức được phía Mỹ đưa ra nhưng báo Israel cho biết, Lục quân Mỹ từng nhiều lần phàn nàn rằng họ không được tiếp cận mã nguồn điều khiển Iron Dome do phía đồng minh Israel không chịu tiết lộ.
Hệ thống Iron Dome. |
Tướng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy nói: "Nếu chúng tôi không thể có thêm số liệu từ nhà sản xuất, chúng tôi không thể chắc chắn liệu có nên điều chỉnh hệ thống hay không".
Trong khi đó, Tướng John Murray cũng cho rằng, trong quá trình tích hợp hệ thống Vòm sắt với hệ thống chỉ huy chiến trường tổng hợp của Lục quân Mỹ đã phát hiện nhiều vấn đề, bao gồm các lỗ hổng an ninh mạng và các thách thức hoạt động.
"Dựa trên một số vấn đề về khả năng tương tác và an ninh mạng, Lục quân Mỹ tin rằng hệ thống phòng không Iron Dome không thể tích hợp hiệu quả với hệ thống phòng không hiện có của Mỹ", vị tướng Mỹ cho biết.
Với những tuyên bố của Mỹ cho thấy, số tiền khổng lồ nước này đã dầu tư cho chương trình Iron Dome gần như "đổ sông đổ biển". Điều này được cho là khá bất ngờ bởi ngay trước đó, giới quân sự Mỹ đã có đánh giá rất tích cực về việc bơm tiền cho hệ thống phòng thủ này.
"Iron Dome và các tổ hợp tên lửa đánh chặn khác đang ngày ngày cứu sống rất nhiều người và ngăn chặn việc leo thang xung đột theo đúng nghĩa", nghị sĩ Mỹ Doug Lamborn tuyên bố.
Ông D. Lamborn đặc biệt quan tâm tới tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm ngắn Iron Dome và một số dự án tên lửa đánh chặn Israel đang phát triển.
Trước đó không lâu, Bộ Quốc phòng Mỹ và Israel đã ký thỏa thuận cho phép tiếp tục sản xuất tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm ngắn Iron Dome tại Israel. Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, thỏa thuận này có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai nước.
Nhờ thỏa thuận trên, Israel có thêm nguồn lực cho quốc phòng trong khi ngành công nghiệp Mỹ sẽ có cơ hội hợp tác sản xuất các bộ phận của Iron Dome.
Theo thỏa thuận tài trợ được Israel và Mỹ ký năm 2007, trong 10 năm tiếp theo, Israel nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá khoảng 30 tỷ USD dành cho chương trình Iron Dome.
Và nếu thực sự Israel không chịu tiết lộ mã nguồn điều khiển như Mỹ nói, điều này đồng nghĩa với việc hàng chục tỷ USD Mỹ dành cho chương trình này gần như "đổ sông đổ biển".
Theo giới quân sự Mỹ, kể cả khi Israel chấp thuận cung cấp mã, sức mạnh hệ thống đánh chặn này vẫn "nhiều ảo tưởng hơn thực tế chiến đấu" bất chấp việc Lực lượng quốc phòng Israel tuyên bố Iron Dome có tỷ lệ đánh chặn thành công đạt trên 90%.
Tờ New York Times cho rằng, chỉ có không quá 40% số đạn của Iron Dome được phóng đi đánh trúng mục tiêu. Bởi Iron Dome chỉ có khả năng làm tê liệt hoặc làm chệch hướng tên lửa của đối phương chứ không phá hủy được nhiều.
Điều này dẫn tới hệ quả là các tên lửa bị đánh chặn sẽ vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị vô hiệu hóa một phần khi rơi xuống khu vực dân cư sẽ vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho con người.
Đặc biệt, một nhà khoa học tên lửa hạt nhân cũ Rafael (nhà sản xuất Iron Dome của Israel) Mordechai Shefer cũng đã đưa ra kết luận rằng "tỷ lệ tiêu diệt là số 0" sau khi nghiên cứu khoảng 20 video hoạt động mới của hệ thống này.
Và điều này đã được kiểm chứng trong những vụ đánh chặn đáng thất vọng những tên lửa phóng từ Gaza vào Israel thời gian qua, trong đó Iron Dome đóng vai trò chính.
End of content
Không có tin nào tiếp theo