NATO cân nhắc chiến lược trí tuệ nhân tạo quân sự
Vũ khí Belarus khoe sức mạnh khi căng với NATO / Nga tuyên bố triển khai hệ thống tên lửa siêu thanh Kinzhal gần biên giới NATO
Trên thực tế, không phải đợi tới khi hội nghị diễn ra, những thách thức này mới được nhận diện. Các thành viên của NATO từ trước đó đã có chiến lược theo đuổi nền công nghệ quân sự hiện đại nhằm bắt kịp với những bước tiến của Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này. Đây cũng là những quốc gia mà NATO không chỉ coi như đối tác mà còn là đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc đã được NATO xác định là một thách thức của liên minh tại hội nghị vừa qua.
Mỹ, quốc gia dẫn đầu NATO đã đề xuất 715 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng năm 2022, trong đó thúc đẩy các loại vũ khí dùng trí tuệ nhân tạo (AI) là một ưu tiên. Cơ quan an ninh Mỹ đã có hẳn một báo cáo dày 750 trang về việc áp dụng AI vào vũ khí nhằm chống lại tham vọng trở thành nhà lãnh đạo thế giới về AI vào năm 2030 của Trung Quốc.
Trí tuệ nhân tạo đang trở thành một loại vũ khí lợi hại mà nhiều quốc gia theo đuổi. Ảnh minh hoạ: DefenseMediaNetwork. |
Động thái chạy đua mới của NATO xuất hiện trong bối cảnh quân đội Nga được cho là đang đẩy mạnh các hành động trên không gian mạng và Trung Quốc thúc đẩy vũ khí hóa AI. Không phải ngẫu nhiên, việc cải tổ lực lượng trong lĩnh vực chiến tranh công nghệ cao được đặt trong danh sách các chủ đề ưu tiên thảo luận ở hội nghị vừa qua của NATO. Bởi nếu xét về tương quan lực lượng, các thành viên NATO đang có nguy cơ tụt lại phía sau đối thủ trong cuộc đua ngày càng khốc liệt này. Chính Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng thừa nhận nỗ lực này là muộn màng. Ngôi vị dẫn đầu về công nghệ của các nước NATO cũng như các đồng minh không còn rõ ràng trong nhiều thập kỷ gần đây. Ông cho biết, Trung Quốc đặc biệt đầu tư vào các công nghệ mới, mang tính đột phá như AI, hệ thống tự động điều khiển, dữ liệu lớn (big data) và đã triển khai chúng vào các hệ thống vũ khí tiên tiến mới, máy bay không người lái, tàu ngầm, máy bay...
Không chỉ Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg lên tiếng cảnh báo nguy cơ tụt hậu về công nghệ của NATO so với các đối thủ. Ông Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành của Google, hiện là Chủ tịch Tiểu ban An ninh Quốc gia Mỹ về trí tuệ nhân tạo, từng cho biết, Trung Quốc đang có kế hoạch làm suy yếu các lực lượng quân sự thông thường bằng cách “đi tắt đón đầu” các công nghệ mới.
Trong nỗ lực tránh bị các đối thủ bỏ xa, NATO đang đề xuất thiết lập một Trung tâm chuyển đổi công nghệ mới, phối hợp giữa các quân nhân và ngành công nghiệp để thúc đẩy các công ty khởi nghiệp quốc phòng kỹ thuật số. TờFinancial Timesdẫn lời Giáo sư Fiona Murray, Giám đốc Sáng kiến Đổi mới của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ cho biết, việc thành lập một Trung tâm NATO mới có thể giúp các công ty công nghệ và lực lượng vũ trang có thể thử nghiệm những ý tưởng mới. Theo ông, các quốc gia không thể xử lý vấn đề này một cách riêng lẻ. Việc phối hợp với nhau sẽ góp phần tạo ra một thị trường rộng lớn hơn cho các sản phẩm mới và tăng cường an ninh tập thể.
Một số thành viên NATO đang đi trước các nước khác trong khối về AI. Mỹ và Pháp đã công bố các chiến lược AI quân sự, trong khi Anh tuyên bố năm nay sẽ thành lập một trung tâm AI quốc phòng. Mỹ đã xây dựng Chương trình “Đối tác trí tuệ nhân tạo cho quốc phòng” của Lầu Năm Góc, với sự tham gia của 13 quốc gia, trong đó có cả các thành viên của NATO như Canada, Đan Mạch, Estonia, Anh, Pháp và Na Uy. Các nước này đã có các bước đi nhằm thống nhất các tiêu chuẩn quân sự chung về AI. Tiểu ban Quốc phòng An ninh Mỹ về AI đã kêu gọi liên minh hợp tác chặt chẽ hơn với Nhóm Five Eyes-Liên minh tình báo gồm 5 nước (Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand) trong việc phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Trong mục tiêu xây dựng chiến lược AI quân sự, vấn đề của NATO hiện nay là cần xác định rõ những lĩnh vực ưu tiên cần áp dụng công nghệ này để tránh nguy cơ dàn trải quá mỏng lực lượng. Theo bà Ulrike Franke, chuyên gia về công nghệ quân sự tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu, Trung tâm công nghệ mới của NATO sẽ hiệu quả nhất nếu ưu tiên thiết kế các hệ thống nhằm phục vụ cho các hoạt động quân sự chung. Bà cho rằng, NATO nên xem xét các lĩnh vực như chỉ huy và kiểm soát có sự hỗ trợ của AI.
End of content
Không có tin nào tiếp theo