Quốc tế

NATO chia rẽ về “kế hoạch 100 tỷ” dành cho Ukraine

Các thành viên NATO đang ngày một chia rẽ về kế hoạch 100 tỷ euro dự kiến dành cho Ukraine. Cuộc xung đột đã bước sang năm thứ 3 giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Trong khi đó các cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ và Liên minh châu Âu cũng dự báo những thay đổi lớn trên bản đồ chính trị toàn cầu.

Tiêm kích Su-30SM2 như 'hổ mọc thêm cánh' nhờ tên lửa R-37M / Đại tá Ukraine nói về kịch bản chấm dứt xung đột với Nga

Bản kế hoạch là một phần nỗ lực của NATO nhằm chuẩn bị cho kịch bản cựu Tổng thống Donald Trump, vốn hoài nghi EU và Ukraine tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới tại Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả một số đồng minh Đông Âu gần gũi hơn với Ukraine cũng ngày một dè dặt đối với bản kế hoạch. Câu hỏi đặt ra là nguồn tiền khổng lồ như vậy sẽ được lấy từ đâu và bằng cách nào khi chỉ còn vài tuần nữa là các nhà lãnh đạo NATO sẽ gặp nhau ở Washington vào tháng 7 tới.

Tên lửa Storm Shadow tại triển lãm hàng không Farnborough, London, ngày 17/7/2018. Ảnh: AFP

Tên lửa Storm Shadow tại triển lãm hàng không Farnborough, London, ngày 17/7/2018. Ảnh: AFP

Một quan chức cấp cao châu Âu viện dẫn tính nhạy cảm của vấn đề, hối thúc Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cung cấp một sự rõ ràng hơn đối với bản kế hoạch.

Một rào cản nữa đến từ Pháp và Đức, 2 trong số các thành viên cốt lõi của liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương. Pháp muốn duy trì chi tiêu quốc phòng trong EU hơn là NATO. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz không sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn mức đã cam kết hồi tháng 2/2022 ngay sau khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra. Các cuộc đàm phán đang diễn ra, đặc biệt liên quan đến số tiền và cách phân bổ số tiền đó.

Người đứng đầu Uỷ ban quân sự NATO Rob Bauer mới đây thừa nhận, nguồn tài trợ dành cho Ukraine có thể cạn kiệt nếu không có các cam kết mang tính ràng buộc.

“Ukraine đã chứng minh cho thế giới thấy rằng nước này có khả năng đạt được thành công chưa từng có trên chiến trường. Không có gì họ không thể làm được. Tất cả những gì họ cần là sự giúp đỡ của chúng ta”, ông Bauer nói.

 

Theo kế hoạch ban đầu của ông Jens Stoltenberg, các đồng minh NATO cam kết chi 100 tỷ euro trong thời gian 5 năm, coi đây là minh chứng cho Mỹ thấy rằng châu Âu đang đóng góp phần của mình trong việc ủng hộ Ukraine. Tuy nhiên, một cuộc xung đột kéo dài ngay cửa ngõ Liên minh châu Âu cũng đồng nghĩa với cuộc chiến “hao mòn”.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban hồi tuần trước tuyên bố nước này đang xem xét lại tư cách thành viên trong NATO nhằm đảm bảo đất nước không bị lôi kéo vào các cuộc chiến bên ngoài. Các thành viên châu Âu cũng tỏ ra miễn cưỡng với đề xuất của Mỹ sử dụng tài khoản đóng băng của Nga để đảm bảo khoản hỗ trợ lên tới 50 tỷ euro cho Ukraine. Các quốc gia như Pháp và Đức lo ngại chính người nộp thuế của họ mới là đối tượng chịu ảnh hưởng chính nếu Ukraine không thể trả lại số tiền đó khi xung đột kết thúc.

Trong một diễn biến liên quan, phát biểu trong chuyến thăm Belarus hồi cuối tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu điều kiện nối lại đàm phán với Ukraine, trong đó nhấn mạnh các cuộc thảo luận phải dựa trên nhận thức chung chứ không phải những tối hậu thư.

“Chúng tôi nhận thấy rằng, giờ là lúc để nối lại đàm phán, để các bên quay lại bàn thảo luận. Tuy nhiên, đàm phán không phải dựa trên những gì 1 bên muốn, mà dựa trên những thoả thuận đã đạt được về nguyên tắc tại ác cuộc đàm phán tại Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như tính đến tình hình thực tế”, ông Putin nhấn mạnh.

Tháng 4/2022, cùng với phái đoàn Ukraine, Nga đã soạn thảo một thỏa thuận hòa bình có tính đến các yêu cầu của phía Ukraine - bao gồm những yêu cầu về đảm bảo an ninh trong tương lai. Trưởng đoàn Ukraine đã ký tắt những nội dung chính của dự thảo. Tuy nhiên, các chính trị gia Ukraine sau đó đã "rút khỏi quá trình đàm phán”.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm